Bấm vào hình để xem kích thước thật

BỆNH THỦY ĐẬU

Ngày đăng:  08/04/2010

 
Lượt xem: 21203

 

 

Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là một căn bệnh lây nhiễm cấp tính phổ biến do vi rút có tên là Varicella Zoster gây ra. Đa phần các trường hợp mắc bệnh thủy đậu là ở trẻ nhỏ. Trẻ dễ bị lây nhiễm vi rút thủy đậu từ các bạn đồng trang lứa khác và hầu hết các trường hợp mắc bệnh thủy đậu ở trẻ em thường ở thể nhẹ, ít có những biến chứng nghiêm trọng

 


 

 

Thông thường, mỗi người chỉ mắc bệnh thủy đậu một lần trong đời, một khi bạn đã bị thủy đậu, bạn sẽ không bị nhiễm lại một lần nữa từ người khác. Người lớn mắc bệnh thủy đậu có thể có những chuyển biến nặng hơn so với trẻ em.

 
Con tôi mắc bệnh thủy đậu như thế nào?

Trẻ em có thể mắc bệnh ở bất kỳ lứa tuổi nào. Sau khi được tiếp xúc với bệnh thủy đậu, trẻ có thể cảm thấy bình thường trong vòng 1-3 tuần trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện (thời gian ủ bệnh). Virus trong cơ thể trẻ có thể lây lan sang người khác trong khoảng thời gian từ một ngày trước khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh cho đến khoảng năm ngày sau khi xuất hiện những nốt đỏ xuất hiện trên da trẻ. Trẻ bị nhiễm vi-rút do:

• Tiếp xúc  với người có bệnh thủy đậu

• Hít phải không khí do người bệnh hắt hơi hoặc ho

• Tiếp xúc với nước mắt, dịch tiết từ mũi hay miệng của trẻ em khác bị nhiễm bệnh

 

Làm thế nào biết con tôi bị bệnh thủy đậu?

Dấu hiệu của bệnh thủy đậu rất dễ nhìn thấy. Dựa trên việc chăm sóc, tắm trẻ hằng ngày, bạn có thể quan sát da của trẻ và biết chắc rằng trẻ có đang bị thủy đậu hay không. Thông thường, khi trẻ mắc bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện các biểu hiện theo trình tự sau đây

 

• Sốt, cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, biếng ăn.

• Đau bụng kéo dài một hoặc hai ngày

• Xuất hiện các nốt hình hạt đậu nhỏ, ửng đỏ, và rất ngứa 

• Những nốt đỏ căng phồng lên như như nốt phỏng, bên trong có chứa chất dịch màu trắng đục

• Các nốt đậu chuyển đóng vảy

• Các nốt đâu biến mất để lại trên da trẻ những đốm trông như ghẻ  

 

Tôi phải làm gì khi con tôi mắc bệnh thủy đậu?

Hãy cho trẻ nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước. Thủy đậu sẽ tự biến mất trong một hoặc hai tuần. Để giúp con bạn cảm thấy bớt ngứa, bạn có thể:

• Đắp một miếng khăn mềm, mát trên những nốt thủy đậu.

• Giữ mát cho trẻ.

• Khuyến khích trẻ không nên gãi khi cảm thấy ngứa. Cắt tỉa móng móng tay để tránh trẻ làm tổn thương vùng da có thủy đậu. Nếu có thể, hãy tìm mua loại thuốc thoa da có chất kháng histamine tại nhà thuốc và thoa cho trẻ (nhớ đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dụng)

• Vẫn duy trì việc tắm rửa, vệ sinh thân thể hằng ngày cho trẻ nhưng nhẹ nhàng tránh làm vỡ các nốt thủy đậu.

• Khi các nốt thủy đậu bị vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh methylen lên vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng
• Nếu trẻ bị sốt hoặc đau nhiều, đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế hay bệnh viện Nhi gần nhất để được tư vấn. Không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà vì sẽ có thể gây nguy hiểm cho trẻ

 

Nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị mắc bệnh thủy đậu, hãy đưa trẻ đến Bệnh viện ngay cho các Bác sĩ theo đõi và điều trị  


Khi nào thì con tôi có thể quay lại trường học?

Bảy ngày sau khi xuất hiện những nốt thủy đậu đầu tiên xuất hiện, con bạn có thể quay trở lại trường học, không nhất thiết phải chờ cho đến khi các nốt thủy đậu đóng vảy hoàn toàn .

Con tôi có thể được tiêm vaccine để phòng ngừa thủy đậu không?

Bệnh thủy đậu hiện giờ đã có vaccine dành cho trẻ em. Hãy đưa trẻ đến các điểm tiêm ngừa hoặc Viện Pasteur TPHCM để được tiêm phòng.

CN. Phạm Lê Thiên Ngữ (lược dịch)

Đăng bởi: Khoa Vi Sinh

[Trở về]

Các tin khác

Nhiễm trùng da 29/05/2018

Mụn trứng cá 02/08/2015