Bấm vào hình để xem kích thước thật

Đánh giá hiệu quả vệ sinh khoang miệng trên bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi Sức Ngoại-Bệnh viện Nhi Trung Ương từ 1/12/2009 đến 30/07/2010

Ngày đăng:  24/03/2011

 
Lượt xem: 21804

Mục tiêu: Mô tả được thực trạng viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa Hồi Sức Nhi bệnh Viện Nhi Trung ương và đánh giá mối liên quan giữa việc vệ sinh khoang miệng với tần suất viêm phổi liên quan đến thở máy.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiền cứu, can thiệp điều trị. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 54 bệnh nhân vào khoa có thở máy từ 01/12/2009 đến 30/07/2010, được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm. Nhóm can thiệp gồm 30 bệnh nhân được người nghiên cứu và cộng sự vệ sinh khoang miệng 3 lần/ngày, nhóm chăm sóc theo thông lệ gồm 24 bệnh nhân do các điều dưỡng khác trong khoa chăm sóc, thường được vệ sinh miệng 1 lần/ngày. Nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá tình trạng lâm sàng, xét nghiệm tại các thời điểm: 6 giờ đầu thở máy, sau 48 giờ thở máy. Viêm phổi liên quan đến thở máy được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Johanson
 

giảm xuống 13,3% so với 20,8%; Đờm mủ giảm 3,3% so với 16,7%; Ran ẩm giảm xuống 30,0% so với 87,5%; hình ảnh tổn thương phổi giảm 20,0% so với 66,7%. Tần suất xuất hiện VAP ở nhóm can thiệp thấp hơn ở nhóm chăm sóc theo thông lệ (13,3% so với 37,5%). VAP sau +48 giờ thở máy tại khoa Hồi sức Ngoại - Bệnh viện Nhi Trung ương là 24,1%.

Từ khóa: Vệ sinh, khoang miệng, đánh răng, chăm sóc, viêm phổi, thở máy, vi khuẩn

Từ viết tắt: NCT: Nhóm can thiệp, CSTL: Nhóm chăm sóc theo thông lệ, HSN: Khoa Hồi sức ngoại, PTGMHS: Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, BV: Bệnh viện, NKQ: Nội khí quản, HATTP: Hình ảnh tổn thương phổi

ABSTRACT

ASSESSING THE EFFECT OF ORAL CARE ON VENTILATED PATIENTS IN SURGICAL INTENSIVE CARE UNIT–NATIONAL HOSPITAL OF PEDIATRICS

FROM JANUARY 12, 2009 TO JULY 30, 2010

Dao Huu Hung* and Cooperator*

Objectives: To assess the incidence of VAP in SICU, National Hospital of Pediatrics. To assess the relationship between oral cavity hygiene and the rate of  VAP.

Research method: Progress Intervention and described research. Intervention Group had their oral cavity cleaned three times a day by the researcher and colleagues. Conversely, patients in Routine care Group had their oral cavity cleaned once a day by other nurses in SICU.

The status and test results of all patients were assessed at: (T1) the first 6 hours and (T2) 48h after the start of mechanical ventilation. VAP was diagnosed by Doctors according to the Johanson criteria.

Results and conclusion: The clinical and paraclinical evolutions improved markedly in intervention group compared with routine care group: Fever was reduced to 13.3% vs. 20.8%; purulent was reduced to 3.3% vs. 16.7%; stagnant real was reduced to 30.0% vs. 87.5%; Progressive infiltrating was reduced to 20.0% vs. 66.7%. The incidence of VAP was reduced from 37.5% to 13.3% in the intervention group. The incidence of VAP (48h after the start of mechanical ventilation) in SICU was 24.1%.

Keywords: hygiene, oral cavity, Toothbrush, care, pneumonia, ventilation, bacteria, patient).

Abbreviations: VAP: ventilator associated, SICU:Surgical intensive care unit

     
 

 

(*) Bệnh viện Nhi Trung Ương

Liên hệ : CN. Đào Hữu Hưng, ĐT 0988745084, Email: huuhung_hmu_hanu@yahoo.com
 

Đăng bởi: CN. Đào Hữu Hưng

[Trở về]

Các tin khác