Sử dụng paracetamol trong thời kì mang thai có liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ em
Ngày đăng: 11/05/2011
Lượt xem: 8058
Sử dụng paracetamol trong thời kì mang thai có thể tăng 21% nguy cơ hen suyễn ở trẻ em, theo nghiên cứu đăng trên số báo tháng 4 của Clinical & Experimental Allergy.
Bằng chứng dịch tễ học cho rằng sử dụng paracetamol có thể liên quan đến hen suyễn, điều mà có thể giải thích được sự gia tăng bệnh hen suyễn trên thế giới trong 50 năm qua. Các nghiên cứu cho rằng có sự liên quan giữa hen suyễn và phơi nhiễm paracetamol trong môi trường nội tử cung, thời kì sơ sinh, trẻ lớn, thanh niên, và trưởng thành.
Một phân tích gộp gần đây báo cáo sự gia tăng nguy cơ hen suyễn ở các cá nhân phơi nhiễm paracetamol như trẻ em và người trưởng thành, và rằng việc sử dụng paracetamol trước khi sinh có liên quan đến hen suyễn và thở khò khè ở trẻ em, nhưng cuộc nghiên cứu này chưa tập trung vào việc sử dụng paracetamol trong thai kì.
Các nhà nghiên cứu, được đứng đầu bởi Dr. Sally Eyers, từ Viện Nghiên Cứu Y Học New Zealand ở Wellington, đã thực hiện một cuộc tổng kết có hệ thống và các nghiên cứu phân tích gộp tập trung vào việc phơi nhiễm paracetamol và hen suyễn ở trẻ em. Dữ liệu chính trong nghiên cứu được tổng kết lại là việc thở khò khè ở trẻ em trong 12 tháng qua. Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường nghịch đảo phương sai để tính tỉ số chênh (OR) dựa trên dữ liệu thô từ 6 nguồn nghiên cứu được chọn.
Trẻ từ 30 đến 84 tháng, phơi nhiễm paracetamol bất kì giai đoạn nào của thai kì cũng liên quan đến việc thở khò khè, tỉ số chênh là 1.21, (độ tin cậy 95%). Các cuộc nghiên cứu chú ý đến ảnh hưởng khác nhau của thời gian phơi nhiễm paracetamol trong giai đoạn thai kỳ. Ví dụ, nghiên cứu đoàn hệ tầm quốc gia về sinh nở nhận thấy người Đan Mạch có nguy cơ cao nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì, ngược lại, người Đô-mi-nich và người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao hơn trong giai đoạn 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ, người Mỹ có nguy cơ cao hơn ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.
Cơ chế có thể xảy ra của sự phát triển hen suyễn sau khi phơi nhiễm paracetamol có thể giải thích được ảnh hưởng khác nhau của thời gian phơi nhiễm trước khi sinh. Ở người trưởng thành, paracetamol được chuyển hóa chủ yếu bởi quá trình glucuronyl hóa, và quá trình này bị giảm nhiều ở thai nhi trong 3 tháng đầu. Glutathione-S-transferase, enzyme giải độc chất chuyển hóa oxy hóa của paracetamol, thì bị giảm hoạt tính trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Paracetamol có thể gây ra hen suyễn thông qua việc tạo ra các chất chuyển hóa oxy hóa có độc tính, và sự cân bằng của 2 con đường chuyển hóa có thể tạo tính mẫn cảm với việc phơi nhiễm paracetamol trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Điểm yếu của nghiên cứu là sử dụng dữ liệu thô, chưa điều chỉnh. Bởi vậy, kết quả của phân tích gộp có thể bị ảnh hưởng các yếu tố gây nhiễu như người mẹ hút thuốc khi mang thai, bệnh đường hô hấp sớm, độ tuổi mang thai, trạng thái cho con bú, việc nuôi thú cưng, tình trạng xã hội...
Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/741136?src=mp&spon=30
Đăng bởi: Ds Quang Ánh Nguyệt
Các tin khác
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 5 / 2013 21/08/2013
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6 / 2013 21/08/2013