Bấm vào hình để xem kích thước thật

Thuốc ức chế bơm proton có liên quan đến nguy cơ gãy xương

Ngày đăng:  08/06/2011

 
Lượt xem: 7499

Sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) có liên quan đến nguy cơ gãy xương, theo kết quả phân tích gộp được báo cáo trên báo Annals of Family Medicine tháng 5/6.

 “…PPIs và thuốc kháng histamin H2 (H2RAs) là các thuốc kháng acid (ASDs) được sử dụng phổ biến nhất, chúng đang được dùng liên tục và dài hạn bởi hàng triệu người. “Các thuốc này được dùng để trị nhiều rối loạn khác nhau, và việc chỉ định thuốc này trong liệu pháp duy trì dài hạn vẫn tiếp tục được mở rộng. Mối liên hệ giữa việc dùng ASD và sức khỏe cơ xương vẫn chưa rõ ràng.”

 

Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm dữ liệu trên MEDLINE (PubMed), EMBASE, và Cochrane Library. Các phân tích cuối cùng bao gồm 5 nghiên cứu bệnh chứng, 3 nghiên cứu bệnh chứng lồng đoàn hệ, và 3 nghiên cứu đoàn hệ từ năm từ năm 1809. Tỉ số chênh (OR) bị gãy xương giữa nhóm sử dụng và nhóm không sử dụng PPIs là 1.29 (độ tin cậy CI là 95%, 1.18-1.41) và tỉ số chênh là 1.10 (độ tin cậy 95%, 0.99-1.23) giữa nhóm sử dụng và không sử dụng H2RAs.

Nguy cơ gãy xương bất kỳ hoặc gãy xương đùi tăng lên khi sử dụng PPIs dài hạn (tỉ số chênh OR đã hiệu chỉnh là 1.30; độ tin cậy 95%, 1.15-1.48). Nguy cơ gãy đốt sống cũng tăng lên 54% ở nhóm sử dụng PPIs. Ngược lại, sử dụng lâu dài H2RAs không có liên quan đáng kể đến nguy cơ gãy xương.

Nhóm tác giả viết “Chúng tôi tìm thấy những bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa sử dụng PPIs và việc tăng nguy cơ gãy xương, nhưng không thấy mối liên hệ giữa sử dụng H2RAs và nguy cơ gãy xương”,. “Việc sử dụng rộng rãi PPIs với các nguy cơ gãy xương tiềm ẩn là vấn đề rất quan trọng của sức khỏe cộng đồng. Các bác sĩ nên xem xét cẩn thận khi kê toa cho các bệnh nhận có nguy cơ  gãy xương do tuổi tác hoặc do các yếu tố khác.”

Hạn chế của nghiên cứu này bao gồm các yếu tố gây nhiễu không kiểm soát được có thể xảy ra. Vì vậy, nhóm tác giả đề nghị các nghiên cứu cao hơn, bao gồm các thử nghiệm ngẫu nhiên cỡ mẫu lớn và theo dõi lâu dài.

Nhóm tác giả kết luận “Việc nhắm đến tình trạng acid chlohydric để giải quyết triệu chứng trào ngược là không cần thiết, vì vậy chúng tôi khuyến cáo nên cân nhắc lựa chọn liều dùng thuốc và xem xét sự cần thiết để đạt được mục tiêu điều trị.”

Trong một bài xã luận đi kèm theo, James M. Gill, MD, MPH, từ Trung tâm nghiên cứu Delaware Valley Outcomes ở Wilmington, và các cộng sự thảo luận sự cân bằng nguy cơ và lợi ích của PPIs: “PPIs rõ ràng có lợi ích ở các bệnh nhân cần chúng, chúng không nên bị từ chối sử dụng ở các bệnh nhân này. Mặc khác, sử dụng PPI lâu dài có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn khác và nên dự trữ cho các bệnh nhân sử dụng có lợi. Chúng không nên được sử dụng lâu dài cho triệu chứng khó tiêu chưa phân biệt rõ, nhưng cũng không nên từ chối sử dụng ở các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản dai dẵng, nguy cơ do sử dụng NSAID, và tình trạng tăng tiết dịch, trong khi dùng liều thấp nhất vẫn duy trì hiệu quả.”

Một số nghiên cứu gợi ý rằng việc trị liệu ngăn chặn acid có thể gia tăng nguy cơ gãy xương, và các tác giả của nghiên cứu gần đây cung cấp một bản tổng kết các loại thuốc này và cơ chế tác động lên xương của chúng. Mặc dù thuốc ức chế bơm proton (PPIs) có thể giảm tiết acid dạ dày 98%, thuốc kháng histamin H2 (H2RAs) giảm tiết acid khoảng 70%. Acid HCl thấp do các thuốc này có thể ức chế hấp thu calci ở dạ dày ruột, đẩy mạnh cường cận giáp thứ phát và gia tăng sự tiêu xương do hủy cốt bào. Thêm vào đó, tế bào viền của dạ dày cũng tiết estrogen, và những thay đổi gián tiếp ở niêm mạc dạ dày do sử dụng PPIs có thể làm giảm mức estrogen huyết toàn phần. Tuy nhiên, cũng có một số chứng cứ mâu thuẫn về tác động độc lập của thuốc ngăn chặn acid lên nguy cơ gãy xương. Cần có thêm các nghiên cứu để đưa ra kết luận.

Nguồn: http://www.medscape.org/viewarticle/743092?src=cmemp

 

Đăng bởi: Ds. Quang Ánh Nguyệt

[Trở về]

Các tin khác