Những biện pháp phát hiện và phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ em.
Ngày đăng: 02/07/2011
Lượt xem: 12182
Bệnh cúm lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, dịch tiết dịch bắn như khi bệnh nhân ho, hắt hơi, sổ mũi. Hoặc qua bắt tay, hôn, dùng chung vật dụng, đồ chơi,v.v…
Cần phát hiện triệu chứng sớm như sốt, đau họng, ho sổ mũi, ói mửa, mệt mỏi, bỏ ăn. Ở trẻ, đa số các bệnh đều có thể có những triệu chứng như trên, tuy nhiên hỏi kỹ bệnh sử thì trong gia đình và nhà trẻ có những người bệnh tương tự. Trong trường hợp nghi ngờ hoặc lúc trẻ bệnh nên để trẻ ở nhà và cách ly với trẻ khác. Nếu diễn tiến nhanh nên đưa trẻ đi khám.
Làm sạch vật dụng, đồ chơi và nơi ở của trẻ. Một khi trong lớp, trong trường học hay trong nhà có người bị nhiễm virút H1N1, thì đó cũng là tín hiệu cho thấy nơi đó cần được lưu tâm vệ sinh. Rất có thể bàn ghế, cửa... đã bị nhiễm và đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm cúm H1N1 cho người khác. Trong nhiệt độ 25oC, virút H1N1 có thể sống trên mặt bàn khoảng hai giờ mà thôi. Do đó, cần phải khử trùng những nơi virút “lưu trú” như bàn ghế, tủ, giường, cửa, nhà vệ sinh, đồ chơi của trẻ.
Các biện pháp bảo vệ tốt nhất đối với H1N1 giống như với bất cứ virút cúm nào:
- Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên.
- Che miệng và mũi khi hắt hơi , tập cho trẻ dùng khuỷu che miệng mũi khi hắt hơi.
- Đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế đến nơi đông người, nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm.
- Tăng cường thông khí nơi ở, mở các cửa sổ và lau rửa nền nhà, bàn ghế và vật dụng thường xuyên.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng: Bú sữa mẹ càng sớm càng tốt và đủ lâu ( 16-20 tháng)
- Ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng chứ không quá thiếu cũng như quá thừa, quá béo.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc.
- Vận động cơ thể thường xuyên bằng những trò chơi, ngoài trời nếu có điều kiện.
- Cách ly với những người nghi ngờ bị bệnh.
- Chích ngừa đầy đủ để không mắc bệnh cơ hội thêm khi đang bị cúm.
- Riêng chích ngừa cúm cần thận trọng : vì virus cúm dễ đột biến nên phải chích mổi năm 1 lần thuốc chích ngừa cúm mới. Và không phải ai cũng cần nên chích. Chỉ những người nào thường xuyên tiếp xúc với bệnh hoặc có cơ địa suy giảm miễn dịch, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ béo phì nhiều, trẻ có bệnh lý mãn tính thì nên chích ngừa.
Đăng bởi: BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa Dịch vụ 1
Các tin khác
Ho ở trẻ là phản xạ có lợi 18/09/2023
Tác Hại Của Thuốc Lá Điện Tử 30/05/2023
Cảnh giác dị vật đường thở 24/02/2021
Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Đường Hô Hấp Trên 22/10/2020
5 cách để quản lý suyễn 25/09/2018