Bấm vào hình để xem kích thước thật

SUYỄN VÀ DỊ ỨNG

Ngày đăng:  23/01/2010

 
Lượt xem: 9343

 

 

Suyễn Cũng thường gặp ở những nước đã phát triển và những người sống ở thành thị hơn. Một số chuyên gia cho rằng điều này có liên quan thay đổi chế độ ăn uống. Một số phơi nhiễm tiếp xúc các chất mà người đó thường bị dị ứng ( gọi là dị nguyên) như con mạt nhà trên giường. Một số chuyên gia thì lại cho rằng suyễn gặp ở những trẻ từ nhỏ đã sống quá sạch sẽ và ít tiếp xúc với vi khuẩn. Mới đây người ta chứng minh rằng siêu vi đường hô hấp, đặc biệt là cảm, có thể là yếu tố quan trọng gây phát triển suyễn hay còn gọi là yếu tố thúc đẩy “cơn kịch phát suyễn”.


 

Các nhà nghiên cứu đang tìm các yếu tố môi trường có thể gây suyễn ở trẻ nhưng vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ.

- Có phải sữa bò gây suyễn?  

Không. Không có chứng cứ sữa bò gây suyễn.

Ngày nay, có vài chứng cứ cho rằng sinh sống ở những nơi nuôi thú có thể làm giảm nguy cơ suyễn.

Không có chứng cứ khoa học rằng uống sữa gây nhiều chất nhầy hơn

Nếu mẹ bị dị ứng với sữa bò, các thầy thuốc có thể yêu cầu trẻ không dùng sữa bò, để giảm nguy cơ dị ứng.Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn ngừa phát triển suyễn.

- Có phải nhiễm khuẩn phổi gây suyễn ?

Chưa có câu trả lời cho câu hỏi này.

Có vài trẻ sau khi nhiễm khuẩn đường hô hấp do siêu vi thì bị khò khè nhưng không phải là suyễn. Khò khè do siêu vi thường cải thiện dần theo tuổi. Tuy nhiên hiện nay có chứng cớ cho rằng ở một vài trường hợp đặc biệt như trẻ có cơ địa dị ứng, siêu vi có thể góp phần cùng gây nên suyễn.

5/ Dị ứng như thế nào ?

Suyễn và dị ứng có khuynh hướng tồn tại trong cùng một gia đình. Dị ứng có nghĩa là  hệ thống miễn dịch của con người phản ứng với các chất đặc hiệu ( gọi là dị nguyên) mà trong khi người khác thì không có vấn đề gì. Nhiều trẻ suyễn có dị ứng, như viêm mũi dị ứng, chàm eczema ( viêm da dị ứng) hoặc dị ứng thức ăn.

Trẻ dị ứng, phơi nhiễm với các dị nguyên có thể làm tăng triệu chứng suyễn:

-nếu trẻ dị ứng với chất đặc hiệu có trong không khí như phấn hoa, thì khi hít phải phấn hoa trẻ sẽ làm suyễn tệ hơn và thúc đẩy các cơn kịch phát suyễn.

-nếu trẻ suyễn có dị ứng với thức ăn ( như trứng hoặc đậu phong, ) thì khi ăn các thức ăn này đôi khi trẻ sẽ khò khè.

Trẻ suyễn có viêm mũi dị ứng, điều trị đạt đến kiểm soát  các triệu chứng dị ứng cũng có thể giúp kiểm soát  cả suyễn.

Dị ứng thức ăn có thể trầm trọng và nên được khám bác sĩ. Trẻ dị ứng thức ăn thì cần phải khám chuyên khoa dị ứng.

6/ Suyễn có thể điều trị dự phòng như thế nào ?

Suyễn có thể dự phòng trong tương lai. Hiện nay, chúng ta chưa hiểu đầy đủ suyễn phát triển như thế nào, khó có thể dự phòng.

Suyễn do khuynh hướng di truyền (gene) thì sẽ không thể dự phòng được, nhưng vài yếu tố chúng ta có thể tránh được. Các nhà nghiên cứu trên thế giới thấy rằng có thể giảm nguy cơ suyễn bằng cách tránh tiếp xúc các yếu tố như mạt nhà, hoặc cho trẻ ăn dầu cá…Người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu. Chưa có hoàn thành biện pháp dự phòng cho điều trị suyễn.

Tránh khói thuốc khi có thai sẽ giúp dự phòng suyễn cho trẻ. Mặc dù chứng cớ thì chưa rõ, nhưng có nhiều lý do để tránh hút thuốc:

-trong tất cả  mọi thứ gây suyễn , khói thuốc là điều phải tránh nhất

-khói thuốc có nhiều ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ

-trên trẻ suyễn, khói thuốc cũng có thể gây triệu chứng suyễn.

Tất cả  trẻ nên sống trong môi trường không khói thuốc và không đi du lịch với người hút thuốc

7/ Trẻ có thể hết suyễn không ?

Từ xa xưa, nhiều người tin rằng suyễn chỉ là bệnh khi còn nhỏ, và trẻ thường sẽ hết suyễn khoảng 7 tuổi. Đây là một điều không đơn giản như vậy.

Nhiều trẻ khi đến tuổi đi học thì ngưng khò khè. Những trẻ này thường không có triệu chứng dị ứng , và chỉ khò khè khi nhiễm siêu vi như cảm. ( Trẻ thường bị cảm vì tiếp xúc ở trường học ). Những trẻ này có khả năng đâylà dạng khác với suyễn, sẽ có khuynh hướng hết hoặc trở nên nhẹ khi trẻ lớn dần.

Ngay cả những trẻ suyễn lâu dài, thường thì triệu chứng suyễn cũng diễn tiến tệ hơn khi trẻ đi học, bởi vì trẻ có khuynh hướng dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp nhiều hơn.

Trẻ suyễn có khò khè và có dị ứng thì sẽ có khả năng bệnh suyễn suốt đời. Tuy nhiên, có thể có triệu chứng suyễn nhẹ hơn khi lớn dần.

8/ Một kế hoạch hành động trong suyễn là gì ?

Mỗi trẻ suyễn phải tự có một kế hoạch hành động.

Đây là tờ giấy ghi ra đầy đủ các thông tin về điều trị suyễn. ( được các thầy thuốc thực hiện)

Bảng  kế hoạch hành động giúp chúng ta theo dõi trẻ từng ngày:

·   con bạn cần điều trị gì vào bất kỳ lúc nào

·   phải làm gì khi triệu chứng tệ hơn hay tốt hơn

·   điều chỉnh điều trị như thế nào

·   khi nào đi khám bác sĩ

·   khi nào đi đến cấp cứu

·   khi cấp cứu suyễn phải làm gì?

Theo dõi một kế hoạch hành động, bạn cần kiểm tra suyễn của con bạn đạt được kiểm soát  tốt mỗi ngày như thế nào. Một kế hoạch hành động sẽ giúp bạn kiểm soát  tốt bằng cách ghi các triệu chứng, dựa trên kiểu loại suyễn của con bạn

Vài kế hoạch ( dành cho trẻ lớn ) thì bao gồm lưu lượng đỉnh kế được đo mỗi ngày để kiểm tra phổi hoạt động như thế nào. Lưu lượng đỉnh kế là dụng cụ dùng tại nhà. Trẻ thổi mạnh vào ống này và sẽ thấy hiện lên con số, và viết con số này lên bảng theo dõi trong bảng kế hoạch hành động. Tuy nhiên, kế hoạch hành động cũng vẫn có hiệu quả khi chúng ta chỉ nhìn vào các triệu chứng cũng được dù không có lưu lượng đỉnh kế.

Đảm bảo hiểu và biết cách sử dụng kế hoạch hành động.

Giữ bảng kế hoạch hành động ở nơi nào dễ tìm khi cần. Vài ông bố bà mẹ phô-tô ra vài bản: một trong bóp, một trong tủ, một trong xe, một trong trường học

Cũng như gửi cho người chăm sóc trẻ như ông bà, đội banh, huấn luyện viên dạy bơi…và những người này phải hiểu sẽ làm gì để cấp cứu trẻ

Phải đảm bảo bạn biết khi cấp cứu phải làm gì

9/ Tôi có thể làm gì để giúp con tôi tránh cơn suyễn (“cơn kịch phát”)?

Có nhiều cách bạn có thể giúp con bạn tránh được cơn suyễn.

Đôi khi không thể tránh được cơn suyễn, kể cả những trẻ đang điều trị kiểm soát  tốt bệnh suyễn.

Tuy nhiên bạn có thể làm giảm thiểu mọi thứ bằng cách:

·   nhận biết yếu tố khởi phát cơn suyễn và tránh các yếu tố này hoặc tình huống gây nên

·   đến bác sĩ kiểm tra đều đặn , theo dõi định kỳ ngay cả những khi con bạn không có triệu chứng suyễn.

·   hiểu rõ thuốc tác dụng như thế nào và cách sử dụng thuốc cho con bạn

·   đảm bảo nhận biết khi nào và cách sử dụng thuốc cắt cơn ( và con bạn cũng phải biết điều này, nếu trẻ đủ lớn)

·   phải viết một kế hoạch hành động để bạn hiểu và sử dụng

10/ Có phải không khí ô nhiễm gây suyễn ?

Không khí ô nhiễm là một vấn đề nan giải hiện nay. Khói thuốc gây kích thích đường thở và có thể gây nên khởi phát cơn suyễn.

 Không khí ô nhiễm bên ngoài thường là nguyên nhân gây suyễn. Ngày nay người ta đã chứng minh được không khí ô nhiễm từ đường gia thông có thể gây phản ứng đường thở rồi tăng nguy cơ phát triển suyễn.

Khói đốt lá và bụi bay cũng có thể làm cho triệu chứng suyễn tệ hơn.

11/ Thuốc nào điều trị tốt nhất?

Thuốc điều trị suyễn tốt nhất tùy thuộc vào kiểu loại triệu chứng suyễn, tuổi của trẻ, và các yếu tố khác như dị ứng.

Có nhiều thuốc suyễn dành cho trẻ em. Thấy thuốc sẽ cho bạn biết thuốc nào dành cho con bạn nhưng không có điều trị đơn độc nào tốt cho mọi trẻ. Thầy thuốc sẽ hỏi bệnh và các yếu tố nguy cơ ,… sau đó mới lựa chọn thuốc đúng cho trẻ.

Tất cả  thuốc đều có những tác dụng không mong đợi ( gọi là tác dụng phụ của thuốc ). Bạn nên hỏi bác sĩ về thuốc suyễn và về bệnh suyễn của con bạn. Luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn và hiểu rõ cách dùng cùng tác dụng của thuốc trước khi sử dụng.

Đăng bởi: BS.Kim Huyên - Phó Khoa Hô Hấp

[Trở về]

Các tin khác