Uốn ván sơ sinh ở bệnh nhi 11 ngày tuổi
Ngày đăng: 21/09/2011
Lượt xem: 10560
Ngày 19/9/2011, BV Nhi Đồng 2 tiếp nhận bệnh nhi Giàng A T. được chuyển đến từ BV đa khoa Đắc Nông trong tình trạngsốt cao, tay chân co gồng, tím môi. Khám cấp cứu, các bác sĩ phát hiện quanh rốn có nhiều dấu cắt lễ. Với chẩn đoán uốn ván sơ sinh và nhiễm trùng sơ sinh, bé được đặt nội khí quản giúp thở, xử trí chống co giật và tiêm SAT (huyết thanh kháng độc tố uốn ván).
Ba mẹ của bé là người dân tộc H’Mông, mẹ bé không biết nói tiếng Việt, qua lời phiên dịch lại, nhà bé cách bệnh viện rất xa. Trong thời gian mang thai, người mẹ không đi khám thai định kỳ và không tiêm ngừa uốn ván. Bé là con thứ hai, sinh đủ tháng, được ông bà nội đỡ tại nhà, gia đình cắt dây rốn cho em bằng kéo sinh hoạt. Chín ngày sau sanh, gia đình thấy em sốt, bỏ bú nên đã đưa đi bệnh viện.
Bệnh uốn ván sơ sinh là một bệnh nhiễm trùng do Clostridium tetani gây ra. Vi trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương trên da và rốn do sử dụng các dụng cụ không vô khuẩn,…vi trùng tiết ra các độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh cơ, gây co cứng cơ toàn thân, co thắt thanh quản làm trẻ không thở được và nguy cơ tử vong cao.
Tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng phía Nam 6 tháng đầu năm 2011 do Viện Pasteur TP.HCM tổ chức ngày 8/8/2011, ghi nhận có 4 cas mắc uốn ván rốn tại các tỉnh Bình phước, An giang và Kiên giang, trong số đó có 3 cas sơ sinh mắc bệnh uốn ván rốn là người dân tộc (Stiêng và Khơ Me).
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh con nên tiêm phòng uốn ván 5 mũi:
- Mũi đầu cách mũi thứ 2 một tháng
- Mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 từ 6 đến 12 tháng
- Mũi 4 và mũi 5 cách nhau 12 tháng.
Đăng bởi: CN. Lan Phương
Các tin khác
Chương trình Giao lưu trực tuyến, chủ đề: “Trẻ sinh non và những lưu ý trong quá trình chăm sóc” 12/11/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 11/2024 06/11/2024
Bệnh viện Nhi đồng 2 sẵn sàng phối hợp cùng ngành Y tế tỉnh Thanh Hóa trong chăm sóc sức khỏe trẻ em 25/10/2024