Thai kí sinh hiếm gặp ở trẻ em một tháng tuổi
Ngày đăng: 06/10/2011
Lượt xem: 30571
Vừa chào đời là bé đã có hình dạng khác hết mọi người, các bác sĩ nói là” Thai ký sinh”. Ở một gia đình trẻ 3 con, cha làm thợ hồ, công việc thời vụ lúc có lúc không, mẹ ở nhà săn sóc cho các con ở tỉnh Tây ninh.
Sau khi nhập viện tại khoa Bỏng - Chỉnh hình bệnh viện Nhi đồng 2. Qua thăm khám và khảo sát, các bác sĩ nhận định đây là 1 trường hợp thai kí sinh ( 1 thai sống nhờ trên 1 thai khác nhưng phát triển không toàn diện) và có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần thai thừa này đi. Bé đã được khảo sát bằng chụp cắt lớp và các xét nghiệm tỉ mỉ khác cho thấy phần thai thừa không chỉ dính về mặt cấu trúc da mà còn dính nhau phần ruột.
Sau hơn 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã tách phần thai thừa (gồm 2 cánh tay và 1 đoạn ruột dài khoảng 1 mét) đồng thời cắt nối lại ruột và tạo hình thành bụng cho bé. Bé sau phẫu thuật đã được chuyển xuống phòng hồi sức và tình trạng sức khỏe hiện khá ổn định.
Tiến sĩ bác sĩ Trương Quang Định, phó giám đốc chuyên môn bệnh viện và là phẫu thuật viên chính ca mổ, cho biết trường hợp của bé gọi là thai kí sinh cho dễ hiểu, đây thực chất là 1 trường hợp song sinh không hoàn toàn. Tình trạng song sinh chỉ các bé sinh ra bị dính nhau gồm 2 nhóm chính là nhóm dính hoàn toàn như song sinh Việt Đức và nhóm dính không hoàn toàn, chỉ 1 phần của cơ thể phát triển và dính vào cá thể chính như trường hợp này .
Dị tật này khá hiếm gặp trên thế giới với tần suất gặp là 1/50.000 trẻ sinh sống với tỷ lệ gặp ở nữ gấp 3 lần ở nam. Ngoài dính ở ngực chiếm đa số (40%), các trường hợp song sinh khác có thể gặp dính nhau ở phần bụng ( chiếm khoảng 34%), dính ở đùi, xương cùng cụt, ở sọ gặp với tỷ lệ hiếm hơn. Nguyên nhân gây dị tật này là do bất thường trong quá trình hình thành phôi thai, yếu tố gen hay di truyền không được ghi nhận và không ảnh hưởng đến quá trình thai kì lần sau. Điển hình là trường hợp bé là con thứ 3 trong gia đình có 2 anh em trước bình thường. Phẫu thuật là phương thức lựa chọn giúp giải quyết dị tật này triệt để và hầu hết đều thành công. Do đó, các bậc cha mẹ có con chẳng may bị dị tật này cũng không nên quá sợ hãi hay lo lắng mà nên đưa bé đến khám và điều trị tại 1 tuyến y tế có chuyên khoa ngoại nhi uy tín.
Hình bé trước phẫu thuật
Sau phẫu thuật lấy 2 cánh tay và đoạn ruột non dư dài 1 m
Bé hiện thời
Đăng bởi: BS Trương Anh Mậu, khoa ngoại
Các tin khác
Đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ em 23/12/2024
Thót tim vì tò mò chế tạo pháo! 19/12/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 12/2024 04/12/2024