Bấm vào hình để xem kích thước thật

Đề phòng với bệnh sốt xuất huyết dengue ở trẻ

Ngày đăng:  08/10/2011

 
Lượt xem: 10419

Bệnh nhân NTQP – 3 tuổi cư ngụ tại quận Bình thạnh - nhập viện vào khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 2  ngày 22/9/2011 với bệnh sử sốt cao 4 ngày liên tục ở nhà, đau bụng và nhợn ói ngày càng tăng.

Tại khoa Cấp cứu, P trong tình trạng mệt lã và được bác sĩ chẩn đoán sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo. Em được truyền dịch hỗ trợ chuyển vào điều trị tại  khoa Nhiễm.

Trong thời gian nằm điều trị tại khoa Nhiễm, P còn thất thoát dịch nhiều, kèm theo xuất huyết tiêu hóa do rối loạn đông máu và giảm tiểu cầu, suy hô hấp làm tình trạng bệnh nặng hơn.

P được truyền một lượng lớn các chế phẩm máu và hỗ trợ hô hấp bằng máy. Sau 3 ngày điệu trị tại phòng Cấp cứu Nhiễm, các vấn đề suy hô hấp, thất thoát dịch, xuất huyết tiêu hóa đã cải thiện rất tốt. Hiện P được cai máy thở, không sốt , ăn uống khá và khỏe mạnh.

Khi tiếp xúc với mẹ của P, chị rất vui mừng và liên tục gửi lời cám ơn đến các bác sĩ, điều dưỡng khoa Cấp cứu và khoa Nhiễm, đã rất tận tâm cứu chữa cho P vượt qua nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết dengue.

Bác sĩ Đỗ Châu Việt – Trưởng khoa Nhiễm cảnh báo: Trong mùa mưa khi dịch bệnh tay-chân-miệng có chiều hướng giảm thì bệnh sốt xuất huyết đang tăng lên theo đúng chu kỳ hằng năm bệnh nặng ngày càng tăng. Bất kỳ những trường hợp nào có triệu chứng sốt mà không tìm được nguyên nhân cụ thể đều nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết.

Khi trẻ có những biều hiện sốt trên 2 ngày, bứt rứt, li bì, đau bụng, nôn ói nhiều, có những dấu hiệu xuất huyết nhiều nơi, tay chân lạnh thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa và tránh bệnh sốt xuất huyết, hạn chế việc trẻ bị muỗi đốt bằng cách ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài, tránh chơi ở những gốc tối, có thể sử dụng thuốc thoa chống muỗi ngoài da, vệ sinh nhà cửa, phát quang môi trường xung quanh, diệt lăng quăng, tránh để ao tù nước đọng.

Đăng bởi: Lan Phương

[Trở về]

Các tin khác