Coi chừng phỏng do xì dây gas
Ngày đăng: 15/11/2011
Lượt xem: 7386
Bé B.T.H, 24 tháng, nhà ở Đồng Nai, nhập viện trong tình trạng phỏng lửa độ 2 vùng mặt, 2 tay và 2 chân điện tích khoảng 15%. Đi kèm bé là mẹ cũng bị phỏng 2 chân từ vùng đùi trở xuống. Mẹ bé cho biết trong quá trình làm bếp, bật bếp gas lửa không cháy; tưởng là lửa yếu nên có bật hộp quẹt gas để mồi lửa. Kết quả là lửa phực ra từ dây gas (nối từ bình gas vào bếp gas) làm phỏng cả 3 người trong bếp là bà mẹ, ông chồng và đứa con đi theo đang xem bình gas có vấn đề gì không. Rất may là lửa cháy và tắt cũng rất nhanh nên cả 3 người chỉ bị phỏng đô 2 với diện tích tương đối nhưng bé cũng phải nhập viện điều trị 1 tuần.
Nhân viên gas sau đó cho biết là dây gas có vết cắn nham nhở nghi là do chuột cắn dẫn đến gas xì ra ngoài và gây hậu quả như trên. Do lỗ gas xì dò nhỏ nên lượng gas thoát ra ngoài không nhiều, lửa mới mau tắt như vậy, nếu tích tụ nhiều thì chỉ cần bật quẹt gas thì khả năng nổ là rất cao. Sự việc tuy nhỏ nhưng qua trường hợp này và các trường hợp cháy nổ do gas thời gian gần đây, các bậc cha mẹ nên chú ý và cẩn trọng đối với bếp gas. Khi có vấn đề gì thì nên tìm sự hỗ trợ từ nhân viên chuyên nghiệp, tuyệt đốii không bật quẹt hay vật có khả năng phát ra lửa nếu gas chưa tắt, hạn chế cho con trẻ đi theo khi xử trí các vấn đề liên quan cháy nổ. Ngoài ra, cũng cần nên biết là phỏng do lửa là 1 trong những loại phỏng nặng nề nhất vì gây cháy mô không hồi phục nếu tổn thương sâu. Nếu chẳng may phỏng da rộng hơn và sâu hơn thì việc điều trị sẽ rất phức tạp và tốn kém, đòi hỏi phải cắt lọc các mô chết và ghép da, sau đó còn nhiều di chứng để lại như sẹo co rút, sẹo xấu... Do đó, biết cách xử trí ban đầu đối với vết thương do phỏng là rất quan trọng. Đối với mọi trường hợp phỏng thì người nhà nên bình tĩnh, không bôi thêm bất cứ thứ gì theo điều trị nhân gian như dấm, nước mắm, kem đánh răng vào vết phỏng mà nên rửa dưới vòi nước lạnh để làm giảm nhiệt độ và làm trôi hết các hóa chất và dị vật trên da nếu có. Sau đó nên băng với gạc sạch và chuyển lên trung tâm y tế gần nhất. Ngoài ra một số thuốc làm dịu da có tác dụng tốt có thể sử dụng tạm thời bôi lên da trước khi chuyển đi là dầu mù u, gạc mỡ Vaseline, thuốc xịt Panthenol, kem thoa Biafine, Silverin.
Đăng bởi: BS Trương Anh Mậu, khoa ngoại
Các tin khác
Chương trình Giao lưu trực tuyến, chủ đề: “Trẻ sinh non và những lưu ý trong quá trình chăm sóc” 12/11/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 11/2024 06/11/2024
Bệnh viện Nhi đồng 2 sẵn sàng phối hợp cùng ngành Y tế tỉnh Thanh Hóa trong chăm sóc sức khỏe trẻ em 25/10/2024