Phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Ngày đăng: 06/11/2009
Lượt xem: 8391
1. Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Bệnh lây lan qua trung gian muỗi Aedes aegyti.
2. Bệnh sốt xuất huyết có ở đâu?
- Các nước vùng nhiệt đới.
- Xảy ra quanh năm nhất là mùa mưa, mùa muỗi sinh sản nhiều.
- Trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất.
- Ở Việt Nam bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh.
3. Nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết
Sốt cao đột ngột 39 - 40oC kéo dài, không kèm theo ho, sổ mũi.
·Trên người nổi những nốt xuất huyết ngoài da, thường là ở cánh tay, cẳng chân.
·Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên.
·Xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng..
·Nặng hơn trẻ có thể xuất huyết tiêu hóa: nôn hoặc đi ngoài ra máu, tay chân lạnh, đau bụng, trụy tim mạch (sốc).
4. Làm thế nào để phòng bệnh sốt xuất huyết
·Phòng muỗi sinh sản:
- Muỗi truyền virút Dengue sống và sinh sản ở những nơi nước ứ đọng ở trong và xung quanh nhà.
- Ðổ nước thừa ở chỗ ứ nước, thùng nước, xô, chậu...
- Thả cá vào các vật chứa nuớc trong nhà để diệt bọ gậy, cọ rửa và thay nước thường xuyên.
- Luôn luôn đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước.
- Thu gom, huỷ đồ phế thải ở xung quanh nhà.
- Khơi thông cống rãnh.
· Phòng muỗi đốt:
- Muỗi truyền virus Dengue đốt người vào ban ngày, cho nên phải tự bảo vệ để tránh trẻ bị muỗi đốt.
- Mặc quần áo dài che kín tay chân trẻ.
- Cho trẻ ngủ trong màn ban ngày.
- Sử dụng thuốc diệt muỗi thận trọng khi sử dụng thuốc này đối với trẻ nhỏ.
- Dùng rèm che, màn tẩm hoá chất diệt muỗi che cửa để hạn chế và diệt muỗi.
5. Cách xử trí khi trẻ bị sốt xuất huyết:
Khi phát hiện trẻ bị sốt xuất huyết, gia đình cần:
· Theo dõi sát.
· Cho trẻ uống nhiều nước.
· Nếu trẻ sốt trên 38,5oC thì cho uống thuốc hạ nhiệt như Paracetamol (tuyệt đối không dùng Aspirin vì thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu).
· Cần đưa trẻ đến viện ngay nếu thấy có dấu hiệu nặng như chảy máu cam, lừ đừ, kêu đau bụng.
· Nếu nhà xa, cần đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất. Tại đây, trẻ có thể được truyền dịch theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế và nếu cần sẽ chuyển đến bệnh viện sau.
“Diệt bọ gậy, muỗi vằn là biện pháp đơn giản, hiệu quả và dễ thực hiện nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết”
Tài liệu tham khảo
Đăng bởi: KHOA VI SINH
Các tin khác
Đừng quên chích ngừa sởi khi còn có thể! 12/09/2024
Bệnh Sởi Và Những Điều Cần Biết 15/08/2024
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa 13/07/2024
Tiêm vắc-xin để chủ động phòng bệnh Sởi 27/03/2024
Triệu chứng Viêm màng não ở trẻ em 16/01/2024
Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà 17/08/2023