Bấm vào hình để xem kích thước thật

Các vấn đề thường gặp về tiêu hóa trong ngày Tết

Ngày đăng:  10/01/2012

 
Lượt xem: 19013

Chỉ còn hơn một tháng nữa chúng ta lại được đón tết cổ truyền của dân tộc , một cái tết truyền thống với nhiều phong tục , tập quán của nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Nhưng một cái chung trong ba ngày tết là “ ăn tết” đúng nghĩa của nó kể cả nghĩa đen cũng như nghĩa bóng chính vì lý do “ăn tết” nên cũng rất nhiều vấn để phát sinh trong quá trình này sau đây chúng tôi chỉ xin đề cập tới một số nguyên nhân thường gặp nhất khi “ ăn tết” không đúng cách.

Chứng ăn không tiêu: thường là do ăn quá nhiều loại thức ăn;hoặc ăn những thức ăn” lạ bụng”. Thường làm trẻ sau ăn hay nôn ói, khó chịu, tiết nhiều nước dãi; đau bụng; chướng bụng. Đối với trẻ nhỏ thường triệu chứng klhông điển hình trẻ quấy khóc; khó ngủ.

 

Tiêu chảy cấp: trẻ tiêu nhiều lần trong ngày thường từ ba lần trở lên, phân toàn nước hoạc sền sệt, có thể lẫn đàm máu kèm sốt cao. Trẻ có thể mất nước nhanh nếu không được bù nước và điện giải kịp thời.

 

Ngộ độc thức ăn cấp: Chiếm tì lệ cao nhất trong các loại ngộ độc ở trẻ em. Trẻ bị ngộ độc thức ăn cấp khi ăn phải những thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh học những thực phẩm có sử dụng phẩm màu, chất bảo quản hoặc chế biến không bảo đảm vệ sinh.

 

Chúng ta dễ dàng nhận biết trẻ bị ngộ độc thức ăn khi trẻ rối loạn tiêu hóa xảy ra sau khi ăn khoảng một giờ trở đị.Trẻ có thể nôn ói vài lần hoặc dữ dội và liên tục.Tr3 cũng có thể đau bụng quặn từng cơn, sau đó kèm tiêu chảy. Có trẻ sốt, tiêu đàm máu do tổn thương ruột. nặng hơn trẻ có thể bị nhiễm trùng huyết, viêm  não-màng não…

 

Chúng ta phải làm gì khi trẻ nôn ói: Chăm sóc đúng là làm sao cho trẻ giảm ói và ngăn ngừa các biến chứng.

  • Nghiêng đầu trẻ một bên khi trẻ ói để tránh hít sặc.
  • Sau khi trẻ ói xong cho trẻ súc miệng bằng nước sạch( trẻ lớn) hoặc uống nước (trẻ nhỏ) sau đó lau mặt, lau miệng và cho trẻ nằm nghỉ ngơi.
  • Chú ý bù nước và điện giải cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước hoặc những dung dịch điện giải cho uống bằng muỗng đút từng chút một. Khi trẻ ói hạn chế bú bằng bình hoặc ống hút vì nuốt hơi vô sẽ làm cho bụng chướng lên sẽ làm ói nhiều hơn. Đối với trẻ bú mẹ nên cho bú nhiều lần mỗi lần không quá no. Nếu vẫn ói nên ngưng cho ăn hoặc uống khoảng một giờ rồi ăn lại từng ít một. Sau 4 giờ nếu không ói thêm thì có thể tăng lượng thức ăn nhưng cho trẻ ăn nhẹ và lựa những thức ăn dễ tiêu.

 

Mang trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu:

  • Ói tất cả mọi thứ trong vòng 8 giờ.
  • Ói có dịch xanh , dịch vàng, có máu.
  • Miệng khô ,mắt trũng.
  • Không tiểu trong vòng 6 giờ.
  • Mệt lả, lạnh tay chân, vã mồ hôi, uể oải bất thường.

 

Khi trẻ đau bụng thì chúng ta phải:

  • Trấn an bằng cách ôm ấp và quan tâm đặc biệt, nếu trẻ khát thì cho uống nước.
  • Cặp nhiệt cho trẻ xem có sốt hay không.
  • Chườm ấm cho trẻ

 

Các dấu hiệu phải mang trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất:

  • Trè đau nhiều  và khóc thét khi đau, tái mặt khi đau.
  • Đau bụng kèm tiêu có máu.
  • Đau bụng kéo dài quá 3 giờ.
  • Đau bụng nhiều kèm theo trẻ có sốt.

Khi trẻ bị tiêu chảy  có thể chăm sóc trẻ tại nhà:

  • Cho bé uống bù nước: uống nước biển khô( dung dịch ORS; Hydrit viên hoặc gói- cách pha có ghi trên gói); nước trái cây pha loãng; nước cháo muối; nước chín; nước suối; nước canh…
  • Số lương dịch cho trẻ uống bù sau mỗi lần trẻ đi tiêu: số ml dịch bù bằng số kg của trẻ nhân 10 Vd: trẻ 10kg thì sau mỗi lần trẻ đi tiêu lỏng có thể cho trẻ uống khoảng 100ml dịch.
  • Uống chậm từng muổng nhỏ.
  • Ăn uống bình thường theo nhu cầu.
  • Không được cho trẻ uống thuốc cầm ỉa cũng như các kháng sinh khi chư có chỉ định của các BS.

 

Các dấu hiệu cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay:

Tiêu chảy kèm sốt cao.
Tiêu phân có đàm máu.
Bé lừ đừ ,rin mồ hôi, tay chân lạnh.
Bỏ bú,không uống được, nôn ói nhiều.
Tiêu chảy rất nhiều lần( 5-6 lần/giờ), phân toàn nước hoặc phân đục như nước vo gạo.
Không tiểu hay tiểu rất ít.
 

Phòng ngừa ngộ độc thức ăn:

  • Dùng thực phẩm an toàn, nấu chín,hâm kỹ trước khi dùng,bảo quản trong tủ lạnh, không để nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Đối với trẻ bú bình:
  • Tiệt trùng các vât dụng cho bé bú.
  • Nếu không có tủ lạnh thì bú cử nào pha sữa cử đó uống, nếu uống không hết nên bỏ.
  • Không giữ sữa pha sẵn trong tủ lạnh trên 24 giờ.
  • Không giữ sữa nóng trong bình thủy vì vi khuẩn sẽ phát triển 
  • Đậy thức ăn kỹ, đồ đã tiệt trùng rồi không dùng khăn lau chén lau lại.
  • Cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phải rửa tay thật kỹ sau khi đi vệ sinh cũng như trước khi chăm sóc cho trẻ.
  • Cho bé rừa tay sau khi ngồi bô và trước khi ăn.

Đăng bởi: BS.CK2. Nguyễn Thị Thanh Hương - TK.Dịch vụ 2

[Trở về]

Các tin khác