Chăm sóc hậu môn tạm bị hăm lở như thế nào?
Ngày đăng: 13/03/2012
Lượt xem: 27052
Câu hỏi:
Tôi có một cháu gái vừa sinh được 1 tháng 8 ngày.lúc sinh ra cháu bị dị tật,cụ thể là: đường hậu môn của cháu thì lại đi vào âm đạo,còn bàng quang thì lại bị kéo lên cao sát rốn làm cho đường bài tiết nước tiểu cũng không nằm đúng chỗ của nó mà bị kéo lên sát rốn. Lúc vừa sinh ra tại bênh viện tuyến huyện (Thăng Bình_tỉnh Quảng Nam)cháu đã ngay lập tức được chuyển ra bệnh viện Phụ sản nhi-t.p Đà nẵng.tại đây trước mắt cháu đã dược các bác sĩ phẫu thuật đưa hậu môn nhân tạo lên thành bụng,chờ thời gian sau sẽ tạo hậu môn cho cháu.thời gian phẫu thuật cách đây đã được 1 tháng. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc hậu môn nhân tạo ở thành bụng, đã xuất hiện các vết hăm lở xunh quanh hậu môn.gia đình đã làm theo đúng hướng dẫn của B.sĩ bệnh viện phụ sản nhi Đà nẵng:thường xuyên thay túi đựng phân,rửa xung quanh hậu môn bằng dung dịch nước muối y tế,dùng oxit kẽm thoa xunh quanh,sau đó thay bằng xanhmetylen. nhưng vùng da xunh quanh vẫn tiếp tục hăm lở mà không khô được, . Vậy kính mong các B.sĩ giúp đỡ gia đình hướng dẫn cách chăm sóc cũng như giới thiệu loại thuốc nào có thể giup làm khô vết hăm lở xunh quanh hậu môn nhân tạo của cháu được không ạ! Mong sớm nhận được thư hồi âm của các Bác sĩ. Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Phấn
Trả lời:
Chị Phấn thân mến,
Hăm lở quanh hậu môn tạm là một hiện tượng thường gặp ở những bé có hậu môn tạm. Nguyên nhân là do dịch tiêu hóa khi tiếp xúc với da lâu ngày gây nên hiện tượng viêm, thậm chí loét. Đã có rất nhiều loại thuốc được sử dụng nhằm làm giảm hiện tượng này nhưng ít hiệu quả, trong đó có oxit kẽm và xanh methylen mà chị đang dùng cho bé. Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy bột bắp có hiệu quả rất lớn.
Người nhà mua loại bột bắp dùng trong thực phẩm sản xuất tại Việt Nam. Sau khi lau sạch quanh hậu môn tạm bằng gòn thấm nước chín, thoa đều một lớp bột bắp. Sau đó đắp gòn có bao gạc lên lớp bột. Cuối cùng là túi hậu môn tạm. Mỗi ngày thoa bột và thay băng khoảng 5-6 lần hoặc khi bé đi tiêu. Chăm sóc như vậy khoảng 7 ngày thì giảm hăm lở.
Chúc bé nhanh chóng hết bệnh!
Trả lời bởi: BS Vương Minh Chiều, khoa ngoại tổng hợp
Các tin khác
Gãy xương lồi cầu ngòa 14/05/2016
Phẫu thuật lõm ngực 12/05/2016
Nhọt tụ mủ vùng da đầu 11/05/2016
Rốn lồi và khối phồng ở bẹn ở trẻ 2 tháng 09/05/2015
Bé 5 tháng tia tiểu nhỏ hơn lúc trước 07/05/2015
Tinh hoàn ẩn 2 bên ở trẻ 8 tháng 04/05/2015