Bấm vào hình để xem kích thước thật

HIỆU QUẢ CỦA KHÁNG SINH DỰ PHÒNG ĐỐI VỚI NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở TRẺ EM.

Ngày đăng:  14/11/2009

 
Lượt xem: 7596

 

 

Những trẻ em thường hay nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại thường hay được chỉ định dùng kháng sinh dự phòng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Úc, liệu pháp phòng ngừa này có hiệu quả rất khiêm tốn.

Theo Tiến sĩ Jonathan C. Craig – giáo sư dịch tễ lâm sàng Đại học Sydney, lợi ích của việc dùng kháng sinh rất tùy thuộc nhiều vào nhóm đối tượng trẻ em. Nhóm hưởng lợi nhiều nhất từ việc dùng kháng sinh dự phòng có lẽ là nhóm trẻ nhiễm trùng tiểu nặng và tái đi tái lại.

Các kết quả của nghiên cứu này đã được công bố vào 29 tháng 10 trên New England Journal of Medicine. Nhiễm trùng tiểu rất hay gặp ở trẻ em, theo nghiên cứu có 2% bé trai và 8% bé gái dưới 7 tuổi có nhiễm trùng tiểu ít nhất 1 lần. Mặc dù các nhiễm trùng tiểu thường nhẹ, nhưng cũng có khoảng 5% có tổn thương thận do nhiễm trùng tiểu. 

Theo Tiến sĩ Alejandro Hoberman (Bệnh viện nhi Pittsburgh): tổn thương thận có thể kéo dài, một số trẻ hồi lưu bàng quang niệu quản với nhiễm trùng tiểu có thể gây sẹo thận, dẫn đến cao huyết áp, tiền sản giật và các vấn đề về thận.

Nghiên cứu của Craig bao gồm những trẻ có nhiễm trùng tiểu với mức độ hồi lưu bàng quang niệu quản khác nhau và cả những trẻ không có tình trạng này. Tuổi  trung bình của các trẻ trong nghiên cứu là 14 tháng tuổi, 2/3 là bé gái. Một nửa số trẻ này (288) dùng kháng sinh dạng kết hợp để dự phòng trong 12 tháng, các trẻ khác dùng giả dược trong 12 tháng.

Kết quả: 13% trẻ em ở nhóm dùng thuốc có nhiễm trùng tiểu trong thời gian nghiên cứu so với 19% ở nhóm placebo có nghĩa là số bệnh nhân cần điều trị (NNT) là 14. Không có khác biệt về tỷ lệ phản ứng có hại ở cả 2 nhóm.

Theo Hoberman, nghiên cứu này là một sự bổ sung cho những hiểu biết hiện tại, tuy hiệu quả điều trị khá khiêm tốn, nhưng không có nghĩa là nên giảm việc dùng kháng sinh dự phòng, bởi lẽ hiệu quả phụ thuộc nhiều vào đối tượng trẻ em, những trẻ có tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản có lợi nhiều hơn trong liệu pháp này.

Đăng bởi: DS. ĐOÀN VÂN TUYỀN Nguồn Jonathan C. Craig, M.B.Ch.B., Ph.D., professor of clinical epidemiology, School of Public Health, University of Sydney

[Trở về]

Các tin khác