Bé 3 tuổi bị rắn lục đuôi đỏ cắn
Ngày đăng: 27/01/2014
Lượt xem: 9240
Ngày 15.1.2014 bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp nhận bé Đoàn Minh P. 3 tuổi, nhà tại Bình Dương nhập viện do rắn cắn. Theo hồ sơ bệnh án, bé đang chơi gần đóng củi khô thì người nhà thấy bé khóc thét sau khi bị con rắn lục đuôi đỏ cắn vào ngón tay trỏ bên trái, vết thương sưng nhanh chóng. Em được chuyển viện đến bệnh viện Nhi đồng 2.
Tại bệnh viện Nhi Đồng 2 em đã được truyền huyết thanh kháng nọc rắn, kháng sinh và các biện pháp điều trị hỗ trợ, hiện nay tình trạng của bé đã ổn định.
Qua trường hợp trên, xin lưu ý các thân nhân bệnh nhi khi bé bị rắn cắn:
Sơ cứu tại chỗ:
- Trấn an bệnh nhân
- Tránh can thiệp vào vết cắn (như rạch, hút máu,đắp lá cây, thuốc không rõ loại…) vì có thể gây nhiễm trùng, tăng hấp thu nọc độc và chảy máu tại chỗ.
- Bất động chi bị cắn bằng nẹp gỗ.
- Băng ép đủ chặt ( rắn hổ, rắn biển). Không garrot động mạch.
- Nếu con rắn đã bị giết thì nên mang theo đến bệnh viện.
Các dấu hiệu cần được nhập viện nhanh chóng:
- Sưng nề lan rộng nhanh, đau nhức dọc chi bị cắn.
- Chảy máu không cầm.
- Dấu hiệu toàn thân: buồn nôn, đau đầu, nặng mi mắt, sụp mi,khó nuốt, khó thở, lơ mơ, nước tiểu đen…
Phòng ngừa:
- Phát quang môi trường sạch sẽ, ra ngoài vườn nên mang ủng và bao tay, khi cần đi qua các bụi rậm dùng cây gây tiếng động trước.
- Dùng đèn pin khi đi ban đêm.
- Tránh để bé nhỏ chơi tại các đống củi, gỗ khô, bụi râm…
Đăng bởi: BS.Lê Thị Thùy Linh – Khoa Nội ổng hợp
Các tin khác
Chương trình Giao lưu trực tuyến, chủ đề: “Trẻ sinh non và những lưu ý trong quá trình chăm sóc” 12/11/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 11/2024 06/11/2024
Bệnh viện Nhi đồng 2 sẵn sàng phối hợp cùng ngành Y tế tỉnh Thanh Hóa trong chăm sóc sức khỏe trẻ em 25/10/2024