Bấm vào hình để xem kích thước thật

Làm gì để phát triển mối quan hệ mẹ con

Ngày đăng:  29/03/2014

 
Lượt xem: 9472

Những nghiên cứu của các nhà tâm lý học ngày nay  đều thống nhất cho rằng diễn biến tâm lý của người mẹ trong suốt quá trình mang thai rất quan trọng, có thể nói tất cả những gì người mẹ nghe thấy, nhìn thấy, cảm nhận thấy….để vui , để buồn, để lo lắng…  đều tác động rất lớn đến con, càng ngày càng nhiều các trường hợp biếng ăn, rối loạn giấc ngủ, hiếu động, chậm nói, chậm thích nghi, nhút nhát kém tự tin……được các bác sĩ Nhi khoa chuyển khám Tâm lý và trong số đó có rất nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ ức chế hoặc chệch hướng của tâm lý bà mẹ trong quá trình thai nghén và chăm sóc con nhỏ  .Tuy nhiên, không phải bất cứ bà mẹ nào có vấn đề về tâm lý đều sinh ra những đứa con có vấn đề nếu như bà mẹ  biết cách giải quyết hoặc chia sẻ khó khăn với người thân, bạn bè, với bác sĩ tâm lý,bác sĩ sản khoa mà mình tin tưởng . Như vậy, bà mẹ trẻ phải làm gì để phát triển tốt mối quan hệ mẹ con cũng như giúp bé phát triển tâm lý tốt nhất?

CHĂM SÓC TRẺ NGAY TỪ TRONG BỤNG MẸ

Chúng ta vẫn thường nghe nói đến THAI GIÁO – 2  từ  nghe vừa quen vừa lạ? quen vì tự nhiên trong mỗi bà mẹ đều đã áp dụng thai giáo theo cách riêng của mình, lạ vì thai giáo trở thành 1 phương pháp giáo dục được nghiên cứu và ngày càng nhiều phụ huynh áp dụng. Thai giáo hiểu đơn giản nhất là giáo dục thai nhi ngay từ trong bụng mẹ, thai giáo được tiến hành trong suốt thai kỳ và phải có sự tham gia của cả gia đình chứ không dành riêng cho người mẹ, mỗi giai đoạn phát triển của thai đều có những bài tập về thai giáo khác nhau khác nhau.

 

THỜI GIAN GẦN GŨI SAU SINH

 Lúc ở trong bụng mẹ ,bé được mẹ làm hộ từ ăn,uống ,ủ ấm,đặc biệt là rất an toàn.Khi ra đời bé tách hẳn mẹ về sinh lý. Đây chính là “cú sốc” tâm lý đầu tiên của bé, mọi tìm hiểu quan sát thích nghi với thế giới bên ngoài đều thông qua mẹ và các giác quan là cầu nối để mẹ và bé trao đổi thích nghi nên thời gian gần gũi với mẹ ở trẻ sơ sinh rất quan trọng.

Nếu  quá bận rộn , bà mẹ nên cố gắng thu xếp công việc để chỉ vắng mặt trong thời gian bé ngủ. Trước khi đi vào giấc ngủ có mẹ à ỏi, mở mắt thức dậy thấy khuôn mặt mẹ là niềm vui vô bờ bến của trẻ , thực tế trong quá trình trị liệu tâm lý rất nhiều hình vẽ về gia đình nói lên mong muốn duy nhất của trẻ là có mẹ bên cạnh .

Nếu bà mẹ đi làm cũng cần ở bên con sau giờ làm việc. Khi trẻ dưới 1 tuổi  cố gắng thu xếp đừng để trẻ vắng mẹ quá 3 tháng.

 

CHO CON BÚ

 Về mặt tâm lý, đây là mối quan hệ mẹ con gần gũi nhất.Đứa bé được tiếp xúc trực tiếp với mẹ, nghe được nhịp tim,nghe giọng nói mà bé đã quen thuộc khi ở trong bào thai,hơi ấm của mẹ cũng như dòng sũa mẹ giúp bé phát triển tốt nhất về thể chất cũng như tâm lý .

 Khi cho con bú ,tư thế mẹ nên thoải mái ,không co dúm người cũng như không đung đưa ru bé liên tục, người mẹ tập trung ý nghĩ tích cực về đứa con, không bồn chồn lo lắng,  nhìn bé ,chú ý đến những tín hiệu từ bé và đáp ứng kịp thời

 Thí dụ :bé ọc sữa thì ngưng bú,ôm bé vào long vỗ về ,vuốt ve bé.Đừng quá hoảng hốt ,sợ hãi … cảm xúc của bạn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ.

 

TRAO ĐỔI BẰNG MẮT

 Khi  chăm sóc bé cũng như khi cho bé bú  bạn nên nhìn thẳng vào mắt bé ,cái nhìn giữa mẹ và con là một trong những tương tác đầu tiên tạo nên mối quan hệ Mẹ-Con. Khả năng ghi nhớ, so sánh, hình thành biểu tượng của trẻ được hình thành qua sự phát triển của thị giác :yếu tố quan trọng đánh giá sự phát triển trí tuệ của bé sau này( test Fagan)

 

TRAO ĐỔI THÔNG QUA SỰ CHĂM SÓC

 Cách mẹ ẵm bé ,nâng đỡ bé và giữ bé  trong vòng tay được các nhà tâm lý gọi là cuộc trao đổi trương lực cơ và tiếp xúc da kề da. Hiên nay,em bé vừa chào đời bao giờ cũng đặt lên người mẹ trước tiên để bé tiếp xúc và cảm nhận trực tiếp tình thương của mẹ , hơi ấm của mẹ, giọng nói quen thuộc của mẹ, để  bé luôn có cảm giác an toàn.

 

TRAO ĐỔI QUA LỜI NÓI

 Âm điệu và nhịp điệu trong ngôn ngữ người mẹ rất quan trọng trong giai đoạn đầu của phát triển ngôn ngữ trẻ

Lời nói với trẻ sơ sinh :nhịp đều đều và những thời gian ngưng nói kéo dài, tách riêng những lần phát ngôn ngắn tránh “quá kích thích” hoặ “quá im lìm”

Khi trẻ 4-6 tháng :sự tương tác thể hiện qua khuôn mặt và em bé rất thích thú bởi những chuyển biến điệu bộ  trên khuôn mặt mẹ.Bà mẹ duy trì niềm thích thú đó bằng những biến đổi nhịp điệu và âm điệu trong lời nói của mình

Giai đoạn 12-24 tháng:trẻ rất chú ý đến các đồ vật,môi trường xung và chia sẻ với mẹ về những thứ này ,lời nói của mẹ tạo vốn từ cho trẻ giúp trẻ biết định nghĩa những vật xung quanh, tự tin hơn.

Các bà mẹ cần lưu ý :Quan trọng nhất là chất lượng của sự chăm sóc chứ không phải thời gian ở bên bé nhiều nhưng không hiểu bé ,  mẹ cần chia sẻ với bé những khó khăn cũng như động viên an ủi khi bé thất bại đúng lúc, giúp bé tự đứng vững trên chính đôi chân của mình qua những lần tự trải nghiệm. Người mẹ đáp ứng tốt sẽ giúp trẻ phát triển tâm lý tốt ,tránh được những rối nhiễu tâm lý không đáng có ở đứa con thân yêu của mình .

 

 

Đăng bởi: BS.CK1.Thái Thanh Thủy - TK.Tâm lý

[Trở về]

Các tin khác