CHĂM SÓC BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG GUILLAIN BARRÉ
Ngày đăng: 09/03/2009
Lượt xem: 11689
Hội chứng Guillain barré là một bệnh thần kinh ngoại biên mất myelin cấp tính
Bệnh thường do sự rối loạn miễn dịch khởi phát bởi tình trạng nhiễm trùng hoặc các bệnh lý nội khoa trước đó ( nhiễm trùng tiêu hóa hay hô hấp, chủng ngừa Dại, Cúm…)
-Triệu chứng khởi đầu thường là yếu 2 chi dưới sau đó lan dần lên tay, dị cảm và giảm phản xạ gân cơ, đôi khi có kèm theo triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật ( vã mồ hôi, giảm hoặc tăng huyết áp, đỏ da…), triệu chứng đạt mức tối đa sau 2 tuần sau khi bệnh khởi phát nhưng có thể xảy ra nhanh hơn và nặng nề, thường đau các cơ vùng lưng mông có thể đau đùi và vai, liệt cơ hô hấp trong 25% trường hợp, cận lâm sàng: phân ly đạm tế bào chiếm đa số.
-Các biến chứng có thể gặp: suy hô hấp, viêm phổi, loét tư thế, loạn nhịp tim, rối loạn cơ vòng.
- Tiên lượng: khoảng 70% bệnh nhân Guillain Barre’ hồi phục hoàn toàn sau 1 năm. Dự hậu nặng khi có các yếu tố: liệt diễn tiến nhanh, thở máy kéo dài …
CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG
- Theo dõi tình trạng hô hấp ( số lần, kiểu thở), mạch, huyết áp
- Báo Bác sĩ khi có diễn tiến xấu: nói khó, nuốt khó, nuốt sặc, thở yếu, thở không hiệu quả à tím tái để kịp thời xử trí.
- Xoay trở chóng loét do tình trạng yếu liệt, chú ý vùng dễ bị đè cấn như mắc cá chân, gót, xoa bóp vùng da sát xương giúp tăng tuần hoàn máu
- Tập vật lý trị liệu giai đoạn sớm chống teo cơ cứng khớp.
- Đặt sonde tiểu nếu bí tiểu.
- Đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước tránh táo bón.
- Cung cấp những thông tin về nguyên nhân, diễn biến, biến chứng của bệnh để gia đình hiểu, hợp tác trong việc điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng.
- Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân để hạn chế phản ứng tiêu cực (do bệnh diễn tiến đột ngột làm bệnh nhi hoang mang, sốc tâm lý)
GIÁO DỤC Y TẾ CHO GIA ĐÌNH
- Giải thích cho gia đình diễn tiến bệnh nhanh và phức tạp, nặng thì liệt cơ hô hấp ( thở máy kéo dài), bệnh có thể hồi phục hoàn toàn trong 1 năm.
- Nếu trẻ có di chứng thần kinh: teo cơ, yếu chi, mất phản xạ gân cơ phải kiên trì tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng hoặc giảm bớt di chứng.
- Tái khám đúng chuyên khoa.
Đăng bởi: CNĐD Trương Thị Hằng - CNĐD Nguyễn Thị Lan phương – Khoa thần kinh
Các tin khác
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ 23/04/2018
Quy trình bệnh nhân xuất viện 23/04/2018
Quy trình tiếp nhận bệnh nhân BHYT nằm viện 23/04/2018
Quy trình giải quyết bệnh nhân tử vong 23/04/2018
Quy trình thở NCPAP 10/03/2018
Quy trình chạy thận nhân tạo 10/03/2018
Quy trình đeo vòng tay 10/03/2018
Nuôi ăn qua lỗ mở dạ dày ra da 10/03/2018