Phỏng vấn chuyên đề bệnh sốt xuất huyết với BS Nguyễn Đình Qui
Ngày đăng: 08/08/2016
Lượt xem: 19603
Kính thưa Quý phụ huynh, với thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển. Muỗi là nguyên nhân của một số bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết dengue, bệnh do virus Zika, Viêm não nhật bản, … Để giúp cho ba mẹ có những kiến thức cơ bản nhất trong việc phòng ngừa các bệnh lây truyền do muỗi. Hôm nay, chuyên mục giáo dục sức khỏe trên website bệnh viện Nhi đồng 2 www.benhviennhi.org.vn có cuộc trao đổi trực tiếp với BS. Nguyễn Đình Qui – Hiện là BS điều trị tại khoa Nhiễm bệnh viện, những kiến thức về nhận biết và phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue.
- ThS.Linh: Thưa bác sĩ, được biết muỗi là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết denge và bệnh này thường xảy ra vào mùa mưa , vậy Bác sĩ có giải thích rõ hơn những loại muỗi nào mà nó thường gây ra bệnh này và những triệu chứng thường thấy ở bệnh này là thế nào ạ?
- BS. Qui : Mến chào Linh và Quý phụ huynh. Sốt xuất huyết denge nó lây ra do qua trung gian là muỗi vằn Ades aegypty. Muỗi này thường nó ở các khu vực có ao tù nước đọng , do vậy vào mùa mưa ta sẽ thấy bệnh nó gia tăng lên một các đột biến .
Các triệu chứng thường gặp trên bệnh này là bệnh nhân thường sốt cao đột ngột trên 38.5 độ C kéo dài 2-7 ngày , sốt khó hạ, bệnh nhân thỉnh thoảng sẽ có đau đầu dữ dội ở vùng trán, đau ở vùng hóc mắt , có thể có những biểu hiện của vùng xuất huyết : chấm xuất huyết dưới da, có thê có chảy máu cam , chảy máu chân răng, các vết bầm khi tiêm chích , đôi khi nặng hơn có thể nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen.
Các dấu hiệu nặng hơn của bệnh sốt xuất huyết denge là bệnh nhân có thể đau bụng , buồn nôn , tay chân lạnh, vật vã .
- ThS Linh : Khi trẻ mắc bệnh , phụ huynh cần chăm sóc trẻ như thế nào?
-
BS Qui: Đối với những trường hợp nhẹ thì bệnh nhân có thể điều trị tại nhà:
- Trẻ cần được nghĩ ngơi
- Uống nhiều nước, dung dịch oresol, nước trái cây
- Hoặc ăn uống nhẹ như là chào súp hoặc là sữa .
- Khi trẻ có sốt thì hạ sốt bằng paracetamol, tránh sử dụng thuốc hạ sốt ibuprofen có thể gây xuất huyết tiêu hóa nặng hơn.
- Lau mát cho trẻ khi sốt cao .
- Đặc biệt là phụ huynh phải lưu ý theo dõi những dấu hiệu cảnh báo : Sốt li bì, bứt rứt, vật vã, lạnh tay chân, nôn ói nhiều thì cần đưa ngay đến bệnh viện để nhân viên Y tế đánh giá và cần thiết phải nhập viện theo dõi.
- ThS.Linh: Xin Bác sĩ cho biết cách phòng ngừa bệnh đồng thời cách phòng chống lây lan ra cộng đồng ?
- BS Qui: Hiện tại chúng ta chưa có vaccine phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết nên phòng ngừa chủ yếu là tiêu diệt con đường lây lan thông qua muỗi. Các biện pháp thì các Quý phụ huynh cũng đã biết là phải loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, phải diệt lăng quăng bằng cách là đậy kín các chum, khạp chứa nước, tránh cho muỗi đẻ trứng và thả cá vào các vật dụng chứa nước ở trong nhà cũng như là vệ sinh vật dụng trong nhà để cho tránh hiện tượng tù đọng nước lại và thu gom các vật dụng phế thải xung quanh nhà, phát quang bụi rậm .
Để tránh bị muỗi đốt đơn giản hơn là mặt quần áo tay dài, ngủ mùng cả ngày và đêm và có thể diệt muỗi bằng các hóa chất đang có bán trên thị trường .
- ThS.Linh : Chân thành cám ơn Bác sĩ đã tham gia chương trình.
Đăng bởi: Ban website
Các tin khác
Đừng quên chích ngừa sởi khi còn có thể! 12/09/2024
Bệnh Sởi Và Những Điều Cần Biết 15/08/2024
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa 13/07/2024
Tiêm vắc-xin để chủ động phòng bệnh Sởi 27/03/2024
Triệu chứng Viêm màng não ở trẻ em 16/01/2024
Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà 17/08/2023