Tai nạn thương tâm do vật gây nổ ở bé trai 3 tuổi
Ngày đăng: 19/12/2016
Lượt xem: 6346
Vừa qua, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã cấp cứu một trường hợp vết thương bàn tay phức tạp khá hi hữu. Bé N.T.T, 3 tuổi rưỡi (ở Vũng Tàu), được chuyển viện đến trong tình trạng bàn tay phải bị dập nát hoàn toàn, mắt phải bị hỏng.
Khai thác nhanh bệnh sử, gia đình cho biết: bé chơi ở phòng khách một mình, lẫm chẫm đi và nhặt vật sạc điện của người nhà để dưới nền, vật này phát nổ làm phá hủy bàn tay và mắt phải của bé.
Vật gây nổ: Theo người nhà, là bộ phận lắp thêm vào xe gắn máy để tăng cường tiếng còi xe khi bật đèn xin rẽ đường.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng với tình trạng vết thương dập nát toàn bộ gân cơ và xương bàn tay, êkip trực chỉ còn cách cắt và làm mỏm cụt bàn tay cho bé. Mắt phải của bé dù đã được cố gắng bảo tồn nhưng sau đó các bác sĩ khoa mắt vẫn phải múc bỏ để tránh nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng mắt còn lại.
Hiện tại bé đã ổn định, vết mổ ở tay và mắt lành tốt nhưng hậu quả đau lòng là bé mất đi một bàn tay và một con mắt.
(Tình hình của bé trước mổ)
(Sau mổ)
Các trường hợp tai nạn ở trẻ em tại bệnh viện theo ghi nhận thì rất đa dạng như: tay kẹt vào cối xay thịt, phỏng do đưa tay vào ổ điện, nuốt tăm tre, nuốt pin gây thủng ruột, bị té lầu do mải chơi điện thoại ngoài lan can...
Có những trường hợp không tin là có thể xảy ra nhưng vẫn xảy ra. Do đó, đối với trẻ con, trách nhiệm giám sát trẻ chơi trong vòng kiểm soát là việc các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm. Ngoài ra, các đồ chơi có sử dụng năng lượng điện, pin nguồn gốc không rõ ràng cha mẹ cũng nên chú ý, cẩn trọng khi chọn lựa mua cho bé để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
BS. TRƯƠNG ANH MẬU - Bệnh viện Nhi Đồng 2
Đăng bởi: Nguyễn Thị Thu Hân
Các tin khác
Chương trình Giao lưu trực tuyến, chủ đề: “Trẻ sinh non và những lưu ý trong quá trình chăm sóc” 12/11/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 11/2024 06/11/2024
Bệnh viện Nhi đồng 2 sẵn sàng phối hợp cùng ngành Y tế tỉnh Thanh Hóa trong chăm sóc sức khỏe trẻ em 25/10/2024