Phòng mất nước cho bé trong 'Mùa trời đổ lửa'
Ngày đăng: 19/05/2020
Lượt xem: 4681
Trẻ có thể nhanh chóng mất dịch cơ thể thông qua mồ hôi, có thể dẫn đến mất nước. Trẻ cần uống thường xuyên, mặc quần áo nhẹ và được giữ mát.
1. NGUYÊN NHÂN MẤT NƯỚC:
Trẻ nhỏ có thể dễ dàng bị mất nước trong thời gian thời tiết nóng do đổ mồ hôi và không uống đủ nước. Ngoài ra, nguyên nhân nất nước cũng có thể do:
▪︎ Có nhiều hoạt động thể chất hoặc tập thể dục
▪︎ Chơi ngoài nắng nóng
▪︎ Bị sốt cao
▪︎ Nôn ói hoặc tiêu chảy nặng
▪︎ Ăn hoặc uống không đủ
2. DẤU HIỆU MẤT NƯỚC NHẸ:
▪︎ Chóng mặt hoặc lâng lâng
▪︎ Cảm thấy buồn nôn hoặc đau đầu
▪︎ Có nước tiểu màu vàng sẫm hoặc nâu
▪︎ Có ít tã ướt hơn bình thường hoặc nếu tã của chúng ít ướt hơn bình thường
▪︎ Ít đi vệ sinh hơn bình thường
▪︎ Lưỡi và miệng khô.
Nếu có những dấu hiệu này, cách điều trị tốt nhất là cho trẻ uống nước hoặc dung dịch bù nước đường uống (như Hydrite hoặc Pedialyte). Nếu trẻ từ chối, thử pha loãng nước táo hoặc sữa bình thường trẻ uống. Không cho đồ uống có đường như nước ngọt hoặc đồ uống thể thao vì điều này có thể làm mất nước tồi tệ hơn.
3. DẤU HIỆU TRẺ MẤT NƯỚC NẶNG:
▪︎ Rất khát
▪︎ Vẻ mệt mỏi và thờ ơ.
▪︎ Trông nhợt nhạt và mắt trũng sâu
▪︎ Có ít nước mắt hơn bình thường
▪︎ Bức rức, buồn ngủ
▪︎ Thở nhanh hơn bình thường và nhịp tim nhanh (mạch).
Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước nặng phải đưa trẻ đi khám ngay hoặc đến bệnh viện cấp cứu gần nhất.
4. GIỮ TRẺ ĐỦ NƯỚC TRONG THỜI TIẾT NÓNG:
▪︎ Nếu trẻ đang tuổi bú, cho bé bú thường xuyên theo yêu cầu trong mùa nón, có thể thườngxuyên hơn bình thường. Nhằm để đủ nước, có khi thêm cả uống nước mỗi khi ăn nếu cần (Tham khảo thêm nội dung trong Hiệp hội nuôi con bằng sữa mẹ).
▪︎ Nếu trẻ bú bình, cũng có thể cần cho bú tăng số lượng.
▪︎ Trẻ hơn sáu tháng tuổi có thể được cho từng lượng nhỏ nước chín, sau hoặc giữa bữa bú.
▪︎ Cho trẻ lớn uống nước thường xuyên trong ngày nhằm mục đích cho trẻ uống khoảng 1 đến 1,5 lít (1- 6 ly) mỗi ngày.
5. LƯU Ý THÊM:
▪︎ Không bao giờ để trẻ em trong xe.
▪︎ Mặc quần áo trẻ loại nhẹ, thoáng mát mẻ và đội mũ và thoa kem chống nắng.
▪︎ Hãy để trẻ ngủ trong căn phòng mát nhất trong nhà.
Tác giả: BS.CK2. Đặng Thị Kim Huyên - Trưởng khoa Khám bệnh, BV.NĐ2
Đăng bởi: Hân Nguyễn
Các tin khác
Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em 16/06/2024
Xử trí đúng trong sơ cứu đuối nước ở trẻ em 12/08/2023