Bấm vào hình để xem kích thước thật

Xoắn tinh hoàn

Ngày đăng:  10/12/2007

 
Lượt xem: 11517

1.Xoắn tinh hoàn là gì: -Là tình trạng cấp cứu ngoại khoa cần phải can thiệp kịp thời để tránh hoại tử tinh hoàn (phải can thiệp trước 6 giờ kể ...

 

1.Xoắn tinh hoàn là gì:
-Là tình trạng cấp cứu ngoại khoa cần phải can thiệp kịp thời để tránh hoại tử tinh hoàn (phải can thiệp trước 6 giờ kể từ khi đau)
-Danh từ đúng là xoắn thừng tinh (vì tinh hoàn là một khối đặc không thể xoắn)
-Là bệnh có thể xảy ra mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở tuổi thanh thiếu niên( từ 2 đến 10 tuổi). Có thể xảy ra trước, trong và sau sanh.
-Xảy ra bệnh nhân có hai tinh hoàn trong bìu, một tinh hoàn trong bìu( là trường hợp xoắn tinh hoàn ẩn).
2. Yếu tố thuận lợi cuả xoắn tinh hoàn:
Không có nguyên nhân cuả xoắn tinh hoàn mà chỉ có yếu tố thuận lợi
-Bất thường về vị trí tinh hoàn: tinh hoàn ẩn( chỉ có một hoặc không có tinh hoàn trong bìu), tinh hoàn di động( tinh hoàn lúc sờ được trong bìu, lúc không sờ được tinh hoàn).
-Bất thường về cơ thể học của thừng tinh và bìu: như thừng tinh quá dài, bùi quá rộng, thiếu dây dẩn tinh hoàn hay dây này quá mỏng, cơ nâng tinhhoàn dễ co thắt.
3.Xoắn tinh hoàn có dấu hiệu gì:
-Đau dữ dội, đột ngột ở một bện hoặc hai bên bùi, một số trẻ có kèm theo đau bụng dưới, buồn nôn và nôn. Trẻ sơ sinh chỉ có quấy khóc, bỏ bú phù nề và đỏ da bìu.
-Đau, sưng vùng nếp bẹn bên không có tinh hoàn kèm đau vùng bụng dưới (ở bệnh nhân tinh hoàn ẩn). 
-Bệnh nhân có thể có sốt hoặc không sốt, không có tiền sử chấn thương bìu, không có triệu chứng tiểu khó, tiểu lắc nhắc.
-Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn bệnh nhân có thể có sưng, đau và đỏ da vùng bìu, không cho sờ vùng bìu.
4. Xử trí gì khi bé có đau bìu cấp
-Đưa bé vào khám ngay phòng khám ngoại bệnh viện Nhi Đồng 2 khi bé than đau bìu càng sớm càng tốt (bất cứ giờ nào). Không tự ý mua thuốc giảm đau cho bé uống.
-Nếu bệnh nhân được chẩn đóan xoắn tinh hoàn sẽ được mổ cấp cứu để cứu tinh hoàn xoắn. Nếu vẫn chưa loại trừ xoắn tinh hoàn thì vẫn được mổ thám sát “thà mổ nhầm hơn để sót” để loại trừ xoắn tinh hoàn. Nếu tinh hoàn còn hồng tốt thì cố định tinh hoàn đó và tinh hoàn đối diện. Nếu tinh hoàn không hồng sau khi đắp ấm và lidocain ( thuốc tê) thì phải cắt bỏ và cố định tinh hoàn bên đối diện.
5. Đau bìu cấp có thể gặp ở bệnh lý nào ngoài xoắn tinh hoàn:
- Viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn cấp: Bệnh nhân sốt trước sau đó đau, sưng tinh hoàn. bệnhnhân kèm tiểu đau, tiểu lắc nhắc. Xét nghiệm nước tiểu có nhiễm trùng tiểu. Bệnh ít gặp ở tuổi thiếu niên.
- Viêm tinh hoàn hậu quay bị(Bệnh sưng hàm): bệnh nhân có bệnh quay bị trước đó khoảng 1 tháng, viêm tinh hoàn thường gặp 2 bên, tinh hoàn sưng to, đau ít.
- Xoắn phần phụ tinh hoàn: là di tích phôi thai cuả mào tinh, bệnh nhân đau vùng bìu, thường đau ở 1 cực tinh hoàn, giai đoạn muộn có thể sưng đau cả vùng bìu. Đây là bệnh lý thường nhầm với xoắn tinh hoàn nhiều nhất.
- Bệnh lý ống bẹn: Thoát vị bẹn, kén thừng tinh, tràn dịch tinh mạc: Bìu to nhưng không đau, bìu lúc to lúc nhỏ trong thoát vị bẹn.
-Chấn thương tinh hoàn: có tiền sử bị đá, đánh vào bìu, bìu sưng to đau.
-Phù vùng bìu: xảy ra trên bệnh lý phù toàn thân như bệnh lý về thận, hội chứng thận hư…
6. Nếu mổ nhầm với những bệnh lý khác không phải xoắn tinh hoàn có ảnh hưởng gì không:Không ảnh hưởng gì
Nếu là xoắn phần phụ tinh hoàn thì cắt bỏ phần phụ xoắn, thám sát tìm phần phụ bên tinh hoàn đối diện để tránh gây bệnh cảnh đau bìu cấp.
Nếu là viêm tinh hoàn thì động tác gây tê thừng tinh trước mổ có thể giảm đau trong viêm tinh hoàn.
Nếu là chấn thương tinh hoàn là có chỉ định thám sát để tránh bỏ sót vở tinh hoàn do chấn thương

Đăng bởi: BS Phan Tấn Đức , khoa Thận Niệu bệnh viện Nhi Đồng 2

[Trở về]

Các tin khác

Dậy thì sớm 14/08/2013