Bấm vào hình để xem kích thước thật

Biến chứng và phòng ngừa bệnh sởi (phần 2)

Ngày đăng:  10/12/2007

 
Lượt xem: 9472

Phần II: Biến chứng              Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong hoặc sau khi mắc ...

 

Phần II: Biến chứng
            
 Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong hoặc sau khi mắc bệnh sởi.
 1.  Viêm phổi:
    Thường là do bội nhiễm vi trùng khác như: phế cầu, liên cầu, tụ cầu Hemophilus Influenzae.
 
2.   Lao:
    Sời làm tăng nguy cơ trầm trọng bệnh lao tiềm ẩn và làm gia tăng mức độ lao sơ nhiễm.
 
3.  Viêm tai giữa: Sốt cao, quấy khóc, chảy mủ 1 hoặc 2 bên tai.
    
4.    
Viêm thanh quản:
     Có thể kèm cơn khó thở về đêm, ho hen, khàn giọng, nếu nặng có thể khó thở thanh quản.

5.     
Viêm não tủy (0,1 – 0,2%):
     Có thể xảy ra sớm hơn 2 tuần với triệu chứng sốt cao, nôn ói, nhức đầu, lơ mơ, co giật.
 6.       Xuất huyết giảm tiểu cầu: Thường xảy ra từ ngày 3 đến ngày 5

7.       Một số chứng bệnh khác:
- Viêm kết mạc mắt, dẫn đến loét giác mạc do thiếu Vitamin A dẫn đến mù.
- Viêm cơ tim
- Viêm loét niêm mạc má, miệng (dân giang còn gọi là cam tẩu mã)
- Viêm hạch mạc trên ruột, gây đau bụng
- Viêm gan: gây vàng da, tăng men gan (chủ yếu gặp ở người lớn)
- Viêm vỉ cầu thận cấp
- Hội chứng Guillain Barré.

- Điều trị chủ yếu là điều trị nâng đỡ, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nên cho trẻ nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh trong giai đoạn sợ ánh sáng nên cho trẻ ăn chế độ giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, giữ gìn vệ sinh răng miệng.

 


- Nếu bé sốt cao, dùng Acetaminophene 15mg/kg/lần, ngày 4 lần và cho uống nhiều nước. Kết hợp với các biện pháp như: lau mát tích cực.

- Có thể bổ sung Vitamin A cho trẻ < 1 tuổi: 100.000 đơn vị
                                  trẻ > 1 tuổi: 200.000 đơn vị

- Nếu trẻ bị viêm phổi và viêm tai giữa: cần phải đưa cháu đến cơ sở y tế để BS khám cho chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
 PHẦN III: Phòng ngừa
 

Trẻ được chích ngừa Vaccine sống giảm độc liệu 1 lần, thường vào tháng thứ 9 (theo lịch chương trình tiêu chảy Quốc gia). Do miễn dịch bảo vệ của vaccine chỉ đạt được 90%) và với sự giảm miễn dịch dần theo thời gian, nên chích ngừa mũi thứ 2 cho trẻ < 10 tuổi. Hiện tại đã có loại Vaccine phối hợp 3 bệnh: Sởi, Quai bị và Rulella (MMR hay Trimovax).

Các bậc phụ huynh nếu có nhu cầu tiêm ngừa phối hợp 3 bệnh: sởi – Quai bị - Rubella cho con em mình có thể đến phòng khám Trẻ em lành mạnh của bệnh viện Nhi Đồng 2 số 14 Lý Tự Trọng Q.1 Tp.HCM (vào giờ hành chánh và sáng thứ 7) để được tham vấn và tiêm ngừa.
 
 

Đăng bởi: BS.CK2 Huỳnh Trọng Dân - Khoa Nhiễm

[Trở về]

Các tin khác