Kết quả điều trị viêm thận Lupus tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
Ngày đăng: 16/12/2010
Lượt xem: 13390
BS. Nguyễn Huỳnh Trọng Thi *
TS. BS. Trần Thị Mộng Hiệp **
ThS. BS. Hoàng Thị Diễm Thúy**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở trẻ bị tổn thương thận nặng do Lupus đỏ hệ thống tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 4/2008 đến tháng 7/2010.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả các trường hợp bệnh (case series).
Kết quả: 19 trường hợp được chẩn đoán Lupus tổn thương thận nặng. Tỉ số nữ/ nam là 5,3. Tuổi trung bình: 12.6 ± 2.03. 68,4% trường hợp mới nhập viện lần đầu; 31,6% tái phát. 100% bệnh nhân được sinh thiết thận với 84% thuộc nhóm IV theo phân loại WHO. Chỉ số hoạt động trung bình: 13,3 ± 3,1. Thời gian nằm viện trung bình : 45.7 ± 23.2 ngày. Kết quả cuối cùng: 79% hồi phục hoàn toàn; 10,5% di chứng đạm niệu và cao huyết áp; 10,5% tử vong.
Kết luận: Nghiên cứu tiền cứu trên 19 trẻ bị viêm thận lupus tại bệnh viện Nhi Đồng 2 trong 2 năm qua cho thấy đây là bệnh nặng, thường gặp ở chuyên khoa Thận nhi, tỉ lệ tử vong còn cao. Cần có biện pháp điều trị tích cực đối với các trường hợp mới được chẩn đoán hoặc tái phát. Đối với bệnh nhân ngoại trú, cần có các biện pháp giáo dục và hỗ trợ để bệnh nhân không bỏ điều trị.
Từ khóa: Lupus, tổn thương đa cơ quan, viêm thận lupus
SUMMARY
OUTCOME OF LUPUS NEPHRITIS TREATMENT AT CHILDREN’S HOSPITAL 2
Objectives: We prospectively evaluated the clinical and histopathological features, treatment modalities, and outcome of children with lupus nephritis (LN), followed between April 2008 and July 2010.
Methods: Case-series descriptive study.
Results: The mean age (SD) at the time of diagnosis of systemic lupus erythematosus (SLE) was 12.6 ± 2.03 years, the sex ratio was 5.3 for girls. 68.4% patients were hospitalized for the first time while 31.6% were on relapses. On renal biopsy, class IV nephritis (WHO) were observed in 64% patients. The mean index of activity was 13,3 ± 3,1. The mean duration for hospitalisation was 45.7 ± 23.2 days. On final evaluation,79% were on complete remission, 10.5% on partial remission and 10.5% deceased.
Conclusion: Lupus nephritis still was a severe glomerulopathy in our department. In flares,it needs a close monitoring as well as specific therapy for complete recovery. Towards out-patients, care-givers should pay attention to education and social support, in order to promote the patients to continue their course.
Key words: Lupus, lupus nephritis, multi-organ failure
(*) Bệnh viện Nhi Đồng 2
(**) Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đăng bởi: ThS. BS. Hoàng Thị Diễm Thúy
Các tin khác
Điều trị bệnh Tay Chân Miệng biến chứng nặng 13/02/2014