Đánh giá hiệu quả và các biến chứng ở bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh sau mổ Kasai từ năm 2008 đến năm 2010 tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
Ngày đăng: 16/12/2010
Lượt xem: 19666
Nguyễn Diệu Vinh*, Phạm Thị Ngọc Tuyết*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kết quả và diễn tiến của bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh sau phẫu thuật Kasai từ năm 2008 đến 2010 tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca
Bệnh nhân: Gồm tất cả các bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh đã được phẫu thuật Kasai tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2 từ tháng 01/2008 đến tháng 06/2010
Kết quả: Có 31 bệnh nhân. Nữ nhiều hơn nam (64,5%), đa số (96,8%) trẻ sinh đủ tháng, phần lớn trẻ không được ghi nhận vàng da trong giai đoạn sơ sinh (77,4% ) Tuổi trung bình khi trẻ nhập viện : 76,7 ngày tuổi (36 -166). Tuổi trung bình khi phẫu thuật Kasai : 95,8 ngày tuổi (50-170). Thời gian nằm viện trung bình cho đợt mổ : 40,2 ngày (10-95). 46,7% trẻ có CMV-IgM dương tính. 32,3% bệnh nhân phẫu thuật sau 71 ngày tuổi và 38,7% sau 91 ngày tuổi. 29 (93,5%) trẻ teo đường mật type 3. 38,7% trường hợp dẫn lưu mật thành công. Tỉ lệ tử vong là 8/28 (28,6%) Tỉ lệ phẫu thuật Kasai thất bại cao nhất và tử vong nhiều nhất ở trẻ mổ sau 91 ngày : 50% và 45,5%. Suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao: 62,5% và 56% ở trẻ phẫu thuật Kasai không thành công và dẫn lưu mật một phần. Nhiễm trùng đường mật chiếm tỉ lệ cao hơn ở nhóm phẫu thuật Kasai thành công và dẫn lưu mật một phần. 100% trẻ phẫu thuật Kasai không thành công có dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong vòng 12 tháng sau mổ và 12,5% trẻ dẫn lưu mật thành công có biểu hiện tăng áp lực TMC
Kết luận: Tỉ lệ dẫn lưu mật thành công trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ thấp, do đa số bệnh nhân được phẫu thuật trễ. Trẻ phẫu thuật Kasai thất bại có tỉ lệ các biến chứng suy dinh dưỡng, tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong năm đầu sau mổ, và tử vong cao. Chúng ta có thể cải thiện hiệu quả điều trị teo đường mật bằng cách giáo dục sức khỏe cộng đồng và nhân viên y tế giúp bệnh nhân đến bệnh viện sớm và rút ngắn thời gian chờ phẫu thuật. Nên phẫu thuật khi bệnh nhân đến trễ sau 91 ngày vì tỉ lệ dẫn lưu mật thành công là: 33,3%
Từ khoá: Teo đường mật bẩm sinh, phẫu thuật Kasai
ABSTRACT
TO EVALUATE THE EFFECTIVENESS AND THE COMPLICATIONS AFTER KASAI OPERATION IN BILIARY ATRESIA AT CHILDREN’S HOSPITAL 2
Nguyen Dieu Vinh*, Pham Thi Ngoc Tuyet*
Objectives: To evaluate the effectiveness and the complications after Kasai operation in biliary atresia patients at Children‘s Hospital 2
Method: Prospective, descriptive study
Patients: All of biliary atresia patients were Kasai operated from 1/2008 to 6/2010 at Children’s Hospital 2.
Result: There were 31 patients, female: 64.5%. Jaundice was not noticed in most of children in neonatal period (77.4% ). Median age of referral : 76.7 days (36-166), median age at Kasai operation: 95.8 days (50-170). The mean day hospitalized for Kasai operation : 40.2 days (10-95). 46.7% has CMV infection. The age of the patients at surgery 32.3% after 71 days and 38.7% after 91 days. The type of atresia was 93.5% type 3. Jaundice disappear rate was 38.7%. The mortality rate was 28.6%. The rate of unsuccessful surgery and the mortality rate were highest in the patients surgery after 91 days : 50% and 45.5%, respectively. The rate of malnutrition was high (62.5%) in the unsuccessful surgery patients. The high rate of cholangitis in successful Kasai operation. The most unsuccessful Kasai operation and 12.5% successful Kasai operation have portal hypertension in the first year after operation.
Conclusions: The rate of successful Kasai operation was not high. Almost the patients have late undergone operation. The unsuccessfully operated patients have high rate of complications such as malnutrion, portal hypertension in the first year, and mortality. Management has been improved by public and professional education to encourage early referral and diagnosis. We should shorten waiting time for surgery and the Kasai operation should be done in the patient with age of referral after 91 days.
Key words: Biliary atresia, Kasai operation
(*) Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Đồng 2
Đăng bởi: ThS. BS. Nguyễn Diệu Vinh
Các tin khác
Điều trị bệnh Tay Chân Miệng biến chứng nặng 13/02/2014