Bấm vào hình để xem kích thước thật

Sốt ở trẻ em

Ngày đăng:  22/03/2011

 
Lượt xem: 100254

      Cha mẹ nào cũng có ngày rơi vào hoàn cảnh: thức dậy nửa đêm và thấy con đứng bên giường, nhăn nhó, trán ấm hoặc người đẫm mồ hôi. Bé đã bị sốt - phải làm gì tiếp đây? Tự theo dõi hay gọi ngay cho bác sĩ?

 

Sốt là đáp ứng của cơ thể đối với những điều kiện khác nhau, trong đó nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất. Sốt xuất hiện khi thân nhiệt cơ thể tăng hơn so với bình thường.

Hầu như đứa trẻ nào cũng có lần bị sốt nên vấn đề của cha mẹ là phải biết xử trí ra sao khi đó.

KIỂM SOÁT THÂN NHIỆT

 

Thân nhiệt được kiểm soát bởi vùng hạ đồi của não. Thân nhiệt thay đổi trong ngày trong một khoảng tương đối hẹp với sự duy trì của vùng hạ đồi. Vùng hạ đồi điều chỉnh thân nhiệt độ bằng cách cân bằng giữa việc tạo nhiệt độ của các cơ và gan với sự mất nhiệt qua da và phổi.

Sốt xảy ra khi vùng hạ đồi làm tăng thân nhiệt. Sốt có thể do đáp ứng của hệ miễn dịch đối với tác nhân nhiễm khuẩn như vi khuẩn hoặc virus.

ĐỊNH NGHĨA SỐT

  • Nhiệt độ ở trực tràng > 100.4ºF (38ºC)
  • Nhiệt độ miệng > 99.5ºF (37.5ºC)
  • Nhiệt độ nách > 99ºF (37.2ºC)
  • Nhiệt độ tai > 100.4º (38ºC)

NGUYÊN NHÂN

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gây sốt nhất. Các bệnh lý do virus và vi khuẩn như cảm, tiêu chảy, nhiễm khuẩn tai, viêm thanh quản cấp và viêm tiểu phế quản thường là nguyên nhân hàng đầu gây sốt. 

Mọc răng thường không gây sốt; Một số nghiên cứu cho thấy nhiệt độ ³ 101.3ºF (38.5ºC) thường không liên quan đến mọc răng.

Quấn trẻ < 3 tháng tuổi trong quá nhiều quần áo có thể làm tăng nhẹ thân nhiệt trẻ. Tuy nhiên, nhiệt độ hậu môn ³  101ºF (38.5ºC) thường không liên quan đến việc quấn đứa trẻ và khi đó, trẻ cần được xem xét kỹ hơn để tìm nguyên nhân gây sốt. 

Vài loại vaccin có thể gây sốt; Thời gian sốt thay đổi tùy theo loại vaccin sử dụng.

CÁCH ĐO THÂN NHIỆT TRẺ

Cách tốt nhất để đo thân nhiệt đứa trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đo nhiệt độ ở trực tràng là phương pháp chính xác nhất. Tuy nhiên, cũng có thể đo nhiệt độ ở miệng ( đối với trẻ từ 4 – 5 tuổi trở lên) hay đo nhiệt độ ở tai (khi trẻ > 6 tháng). Đo thân nhiệt ở nách là phương pháp được xem là ít chính xác nhất , nhưng là phương pháp thuận tiện, nhất là khi trẻ < 3 tháng tuổi. Nếu nhiệt độ ở nách > 99ºF (37.2ºC) thì nên sử dụng phương pháp đo thân nhiệt ở trực tràng.

Nhiệt kế điện tử không đắt lắm, phổ biến, an toàn và chính xác hơn nên cần thay thế cho nhiệt kế thủy ngân.

Phương pháp đo thân nhiệt ở trực tràng:

-         Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ nên nằm sấp trong lòng người lớn.

-         Thoa một lượng nhỏ chất bôi trơn (Vaseline, …) vàp phần cuối của nhiệt kế.

-         Nhẹ nhàng đặt nhiệt kế vào hậu môn trẻ cho đến khi phần đầu bạc của nhiệt kế không còn thấy nữa (1/4 – ½ inch ≈ 0,6 – 1,3 cm) bên trong hậu môn.

-         Giữ nguyên nhiệt kế. Nhiệt kế thủy ngân cần khoảng 2 phút trong khi nhiệt kế điện tử chỉ cần dưới 1 phút.

 (Phương pháp đo thân nhiệt độ ở miệng (không nên đo nếu trẻ đã ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút):

-         Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh và xà bông, sau đó rửa sạch lại với nước.

-         Đặt đầu  nhiệt kế vào dưới lưỡi của trẻ. Bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng môi. Giữ cho môi kín xung quanh nhiệt kế.

-         Nhiệt kế thủy ngân cần khoảng 3 phút trong khi nhiệt kế điện tử chỉ cần dưới 1 phút.

Phương pháp đo thân nhiệt độ ở nách:

-         Giữ nhiệt kế ở kẽ nách trẻ (phải lau khô nách trước khi đo).

-         Giữ nhiệt kế bằng việc ép sát khuỷu tay vào ngực trong vòng 4 – 5 phút.

Phương pháp đo thân nhiệt độ ở tai (không áp dụng cho trẻ < 6 tháng tuổi; Nếu trẻ vừa ngoài trời lạnh vào, đợi 15 phút truớc khi tiên hành đo nhiệt độ; Ống tai và bệnh ở tai không ảnh hưởng đến kết quả):

-         Kéo tai ngoài của trẻ trước khi đặt nhiệt kế vào.

-         Giữ đầu dò nhiệt kế trong tai trong vòng 2 giây.

KHI NÀO CẦN ĐIỀU TRỊ SỐT

Việc điều trị sốt còn nhiều bàn cãi. Sốt có thể giữ vai trò chống nhiễm khuẩn mặc dù sốt có thể làm trẻ khó chịu. Sốt cao không phải luôn luôn là yếu tố quyết định xem trẻ có cần được chữa trị hay không. Thay vào đó là xem hành vi và vẻ ngoài của trẻ. Sốt thường đi kèm các triệu chứng khác. Những triệu chứng này cần được xem xét bởi nhân viên y tế.

Trong đa số trường hợp, sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ cần biết khi nào nên đưa trẻ đi khám bệnh và khi nào cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Dưới đây là một số hướng dẫn chung để tham khảo (không hoàn toàn đầy đủ để áp dụng cho mọi tình huống); Cha mẹ cần liên hệ với nhân viên y tế để có những hướng dẫn cụ thể hơn về tình trạng của con mình.

Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi:

  • Trẻ < 3 tháng tuổi: sốt ³ 100,4ºF (38ºC), ngay cả khi vẻ ngoài của trẻ vẫn có vẻ tốt.
  • Trẻ > 3 tháng tuổi: sốt ³ 100,4ºF (38ºC) hơn 3 ngày hay khi vẻ ngoài của trẻ không tốt (bứt rứt, không chịu bú, …)
  • Trẻ 3 – 36 tháng: sốt ³ 102ºF (38,9ºC)
  • Trẻ sốt ³ 104ºF (40ºC)
  • Trẻ bị sốt cao co giật.
  • Trẻ sốt tái đi tái lại.
  • Trẻ có bệnh nền: tim mạch, ung thư, lupus, hay hồng cầu liềm, …
  • Trẻ sốt kèm phát ban da.

XỬ TRÍ SỐT

1. Thuốc:

Thuốc có hiệu quả hạ sốt ở trẻ em là Acetaminophen hay Ibuprofen. Các thuốc này giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm thân nhiệt trẻ khoảng 2 – 3ºF (1 – 1.5º C).

Aspirin không được chỉ định do có thể gây các bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng Reye.

Acetaminophen có thể dùng mỗi 4 – 6 giờ khi cần, với liều 10 – 15 mg/kg/lần . Nếu thân nhiệt vẫn tiếp tục cao và trẻ > 6 tháng tuổi, Ibuprofen có thể để thay thế hoặc kết hợp với Acetaminophen và sử dụng mỗi 6 giờ, với liều: 5–10 mg/kg uống mỗi  6 – 8 giờ. Liều lượng của Acetaminophen hay Ibuprofen (nên được tính theo cân nặng của trẻ, không nên theo tuổi). 

Chưa có tài liệu đầy đủ về tình trạng an toàn khi sử dụng kếp hợp Acetaminophen và Ibuprofen xen kẽ nhưng các cha mẹ cũng nên biết việc sử dụng cả 2 loại thuốc sẽ ít an toàn hơn như khi sử dụng một loại thuốc đơn thuần.

Thuốc hạ sốt chỉ được sử dụng khi cần thiết, và sẽ ngưng khi các triệu chứng không còn.

2. Đắp mát và tắm mát:

Lau mát là đặt trẻ trong chậu tắm và dùng khăn đắp nước ấm (85ºF or 30ºC) khắp thân trẻ. Trẻ sẽ mát hơn khi nước bốc hơi qua da. Do đó, trẻ không nên được đắp bằng khăn ướt hay tắm bằng nước mát.

Đắp mát cần được kết hợp với thuốc hạ sốt khi trẻ không dung nạp được thuốc.

Đắp mát với alcohol cần phải tránh vì hơi alcohol có thể hấp thu qua da và phổi.

3. Tăng lượng nước vào:

Sốt làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ. Để giảm nguy cơ này, cha mẹ nên khuyên khích trẻ uống đủ nước. Trẻ bị sốt có thể không đói và không cần thiết ép trẻ ăn. Tuy nhiên, các loại nước uống như sữa (sữa bò hay sữa mẹ), sữa bột, và nước cần phải uống thường xuyên. Trẻ lớn hơn có thể ăn bột, soup hoặc kem lạnh. Nếu trẻ không chịu uống hoặc không uống được, cha mẹ cần tham vấn BS.

4. Nghỉ ngơi:

Sốt là nguyên nhân gây mệt mỏi và đau nhức. Trong thời gian này, cha mẹ nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi như trẻ mong muốn. Không cần thiết ép trẻ ngủ hoặc nghỉ ngơi nếu trẻ đã cảm thấy khỏe hơn. Trẻ có thể đi học lại hoặc tham gia các hoạt động khác khi thân nhiệt đã trở về bình thường sau 24 giờ.

 

Theo: www.uptodate.com/patients

Last literature review version 18.3: September 2010
This topic last updated:
August 18, 2010

 

 

 

 

Đăng bởi: Bs Hồ Thị Kim Thoa-TK Nội tổng hợp

[Trở về]

Các tin khác