Điện thoại di động đối với trẻ em
Ngày đăng: 07/08/2011
Lượt xem: 68168
Theo CNN- Từ trước tới nay có rất nhiều tranh cãi về ảnh hưởng của điện thoại di động (ĐTDĐ) trên sức khỏe của con người. Cho đến trước tháng 5 năm 2011, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về mối nguy hại cho sức khỏe con người của điện thoại di động. Một số nghiên cứu mới đây đã cho thấy, từ trường của ĐTDĐ có thể gây u não ác tính, suy giảm khả năng nhận thức và gây tổn hại cho nhiễm sắc thể gây biến đổi gene. Mặc dù các hãng điện thoại đã bác bỏ những kết quả nghiên cứu này, song các nhà khoa học vẫn chưa bỏ cuộc. Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành.
Mới đây 31 nhà khoa học đến từ 14 nước, sau nhiều công trình nghiên cứu đã có đủ chứng cớ để Tổ chức y tế thế giới liệt kê điện thoại di động vào danh sách có thể gây ung thư cho con người.
Người dùng điện thoại di động có thể bị ung thư não, u tế bào thần kinh,.. Loại bức xạ phát ra từ điện thoại di động không như tia X Rongen, nhưng lại giống như lò vi sóng siêu nhỏ, làm nóng tế bào não, có thể gây rối loạn sự phát triển của não, gây ung thư và phát triển khối u, làm ảnh hưởng chức năng của thùy thái dương.
Ở người sử dụng điện thoại di động trên 10 năm có nguy cơ bị u Glioma tế bào thần kinh gấp đôi người không sử dụng.
Sóng điện từ của ĐTDĐ cũng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Ở người đeo kính dùng ĐTDĐ, ảnh hưởng của sóng điện từ vào mắt tăng 20%, vào đầu tăng 6%, có thể do tác động của khung kính bằng kim loại. Nhiều người có răng sâu trám bằng kim loại than phiền là thấy nóng nóng trong miệng và đau nhức răng khi nói chuyện bằng ĐTDĐ.
Không giống như khói thuốc lá, từ trường của điện thoại di động là vô hình, không màu sắc, không mùi vị. Chúng âm thầm xâm nhập cơ thể nơi có tiếp cận và có thể gây ra ảnh hưởng xấu.
Rất nhiều phụ huynh khi trẻ khóc hay quấy dùng điện thoại đưa sát vào tai trẻ hay vào mặt trẻ.
Đối với trẻ nhỏ, xương sọ và não rât mỏng manh, các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển cực nhanh và nhạy, mức ảnh hưởng đối với trẻ em rất lớn, do đó chỉ nên sử dụng ĐTDĐ trong trường hợp thật cần thiết và sử dụng trong thời gian càng ngắn càng tốt và tránh xa các em nhỏ. Các bậc cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng, thậm chí là cầm điện thoại đối với trẻ nhỏ.
Nên lưu ý ở những nơi có các công trình kiến trúc, sóng tín hiệu thường rất kém. Công suất bức xạ của di động sẽ theo đó tăng lên.
Nếu nghe hoặc gọi điện thoại khi đang sạc pin, điện áp cao hơn nhiều lần so với thông thường, bức xạ
cũng cao gấp 10 lần thông thường. và khi ĐTDĐ hết pin thì bức xạ cao gấp 1000 lần.
Một vài biện pháp hạn chế bức xạ từ ĐTDĐ
- Không dùng di động khi có điện thoại bàn.
- Dùng tai nghe để khỏi áp điện thoại vào tai.
- Hạn chế nói chuyện quá lâu qua di động.
- Sử dụng dịch vụ nhắn tin thay thế cho cuộc gọi khi có thể.
- Không dùng điện thoại di động quá cũ v.v….
Tóm lại tuy ĐTDĐ là rất cần thiết trong đời sống xã hội , giao tiếp, làm việc, kết nối với bạn bè người thân v.v…nhưng phải thật thận trọng khi dùng nhất là khi có sự hiện diện của trẻ nhỏ ở kế bên.
Đăng bởi: BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh - TK.Dịch vụ 1
Các tin khác
Giấc ngủ- phương thuốc cho sức khỏe của Bạn 28/07/2019
Khi nào đau đầu cần phải đi cấp cứu? 07/04/2018
Những điều nên tránh làm trước khi đi ngủ. 21/07/2015
Khi con bạn bị đau đầu 19/08/2012
Trẻ ngủ bao lâu trong một ngày là đủ? 04/07/2012
Xử lý rắn cắn 12/12/2011
Co giật do sốt cao ở trẻ em. 07/10/2010