Chẩn đoán và điều trị tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh
Ngày đăng: 07/07/2010
Lượt xem: 8903
Phạm Ngọc Thạch*, Lê Tấn Sơn**, Nguyễn Văn Quang*,
Ngô Tấn Vinh*, Phan Tấn Đức*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các hình thái lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị các dị dạng gây tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh ở trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả
Kết quả: Từ 1/2004 đến 1/2009 có 47 bệnh nhi được điều trị tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng 2. Trong đó có 26 ca màng trinh không thủng, 4 ca vách ngăn âm đạo, 9 ca bất sản âm đạo, và 8 ca tử cung đôi. Đau bụng không có kinh là lí do chính yếu đưa bệnh nhân nhập viện chiếm 51%. Khi thăm khám triệu chứng nổi bật nhất là khối u vùng âm hộ chiếm tỉ lệ 68%. Siêu âm thấy bất sản thận ở trẻ nữ cần nghĩ tới dị tật tử cung đôi. Điều trị càng sớm càng tốt, phẫu thuật mở màng trinh và tạo hình âm đạo cho kết quả tốt, 2 trường hợp chảy máu hậu phẫu và 2 trường hợp hẹp âm đạo tái phát phải phẫu thuật lại.
Kết luận: Dị tật hiếm gặp, kết quả điều trị tại bệnh viện Nhi Đ và 2 tốt.
ABSTRACT
CONGENITAL VAGINAL OBSTRUCTIONS:
Pham Ngoc Thach, Le Tan Son, Nguyen Van Quang, Ngo Tan Vinh, Phan Tan Duc
Objectives: Study the clinical diagnosis, paraclinical diagnosis and treatment of malformation causing congenital vaginal obstructions in children.
Methods: Retrospective study
Results: From January 2004 to January 2009, 47 children have been under treatment of congenital vaginal obstruction at Children’s Hospital 1 and Children’s Hospital 2. There are 26 cases of imperforate hymen, 4 cases of transverse vaginal septum, 9 cases of vaginal agenesis, and 8 cases of duplication of uterus. 51% of cases were admitted to hospital due to abdominal pain with amenorrhea. Swollen vulva was the most obvious symptom and present in 68% of cases. Hymenotomy and vaginal plasty delivered good result. There were 2 bleeding cases after surgery and 2 cases of recidivism of vaginal atresia requiring surgery again. If ultrasound indicated renal aplasia in female children, the presence of duplication of uterus would be possible. Surgical management is required as early as possible
Conclusion: Malformation is rare. The results of surgical management at both Children’s Hospital 1 and Children’s Hospital 2 have been good.
(*) Khoa Thận niệu - Bệnh viện Nhi Đồng 2
(**) Bộ môn Ngoại Nhi Trường Đại Học Y Dược Tp HCM
Tác giả chính : Ths. BS. Phạm Ngọc Thạch - Bệnh viện Nhi Đồng 2
Đăng bởi: BS Phạm Ngọc Thạch
Các tin khác
Điều trị bệnh Tay Chân Miệng biến chứng nặng 13/02/2014