Bấm vào hình để xem kích thước thật

Đặc điểm áp xe phổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 từ tháng 01/2000 – 04/2008

Ngày đăng:  02/07/2010

 
Lượt xem: 9220

 

Bùi Nguyễn Đoan Thư*

 

TÓM TẮT :

Mục tiêu : Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị áp xe phổi ở bệnh nhi nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 từ tháng 01/2000 đến tháng 04/2008.

Phương pháp nghiên cứu : Mô tả hàng loạt ca, ghi nhận các đặc điểm : dịch tễ học, tiền căn, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, diễn tiến của bệnh.

Kết quả : Có 86 bệnh nhi (50 nữ, 36 nam), tuổi trung bình là 7 tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt, ho, khạc đàm, khạc mủ và giảm phế âm một bên phổi. Tổn thương áp xe 1 ổ chiếm 66%, đa số tổn thương nằm ở phổi phải và ở thùy dưới. Kích thước trung bình của ổ áp xe 5,5 ± 2,8 cm. Kháng sinh thường dùng là Cephalosporin thế hệ ba kết hợp với Aminoglycosid. Thời gian nằm viện trung bình là 28 ± 15 ngày.

Kết luận : Cần điều trị viêm phổi theo đúng phác đồ, tránh diễn tiến thành áp xe phổi. Quyết định can thiệp phẫu thuật đúng lúc khi điều trị nội không hiệu quả.

 

 

SUMMARY

LUNG ABSCCESS AT PEDIATRIC HOSPITAL N01 AND PEDIATRIC HOSPITAL N02.

A REVIEW FROM 01/2000 – 04/2008

Objective : to evaluate epidemiologic, clinical, paraclinical features and treatment management of lung absccess in two pediatric hospitals from January 2000 to April 2008.

Method : case reports, studying age, sex, address, chief complaint, clinical examination, imaging, outcome and treatment.

Results : 86 inpatients (50 females and 36 males), mean age 7. The outstanding clinical features were fever, cough, non purulent - purulent sputum expectoration and decrease of breath sounds. The rate of one single abscess was of 66%, most of the abscesses were in right lung and in lower lobe. Mean diameter of lung abscess 5.5 ± 2.8 cm. Commonly used antibiotics : third generation Cephalosporines plus Aminoglycosides. Mean hospital stay 28 ± 15 days.

Conlusion : pneumonia should be well treated to avoid process to lung abscess. Surgical intervention should be indicated soon at failure of medical treatment to accelerate clinical recovery.

 

 

(*) : Khoa Hô hấp – Bệnh viện Nhi Đồng 2

 

Đăng bởi: BS Bùi Nguyễn Đoan Thư

[Trở về]

Các tin khác