Bấm vào hình để xem kích thước thật

Bệnh tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2005 : Lâm sàng và Dịch tễ học

Ngày đăng:  10/06/2010

 
Lượt xem: 17517

 

Phạm Thị Ngọc Tuyết*, Nguyễn Đỗ Nguyên**, Trần Thị Thanh Tâm*, Nguyễn Minh Ngọc*,
Vũ Quang Vinh*, Võ Thị Vân*, Nguyễn Thúc Bội Ngọc*, Nguyễn Diệu Vinh*, Nguyễn Thị Thu Thủy*

 

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng của tiêu chảy cấp trẻ em nhập viện trong năm 2005.

Phương pháp: Cắt ngang mô tả. Địa điểm : Bệnh viện Nhi đồng 2 , TP. HCM

Đối tượng nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 632 lượt bệnh nhân tiêu chảy cấp hoặc/ và tiêu chảy nhiễm khuẩn, tuổi từ 1 tháng trở lên, được chọn ngẫu nhiên hệ thống từ những bệnh án lưu trữ trong năm 2005.

Kết quả: Tiêu chảy cấp xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, đa số dưới 4 tuổi, và bệnh thường xảy ra vào mùa lễ hội, từ 2 tháng cuối năm trước qua tháng đầu năm sau. Hầu hết được nhập viện sớm trước ngày thứ 4 của bệnh. Tỉ lệ tiêu chảy nhiễm khuẩn thấp (10,8%), và có sự tương thích giữa chẩn đoán trên lâm sàng với sự hiện diện của bạch cầu trong phân. Điều trị có hiệu quả cao, ít biến chứng và đặc biệt không có tử vong. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng kháng sinh chưa đúng chỉ định còn cao. Thời gian nằm viện trung bình là 4,9 ± 3 ngày, và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian nằm viện dài ngày với sử dụng kháng sinh, truyền dịch, viêm phế quản phổi kèm theo, mất nước, và hạ kali máu.

Kết luận : Những đặc điểm dịch tễ học của tiêu chảy cấp trẻ em không thay đổi so với các năm trước. Ở những cơ sở thiếu phương tiện xét nghiệm vi khuẩn học, định hướng chẩn đoán tiêu chảy nhiễm khuẩn có thể dựa vào sự hiện diện của bạch cầu trong phân. Cần lưu ý việc sử dụng kháng sinh khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn.

 SUMMARY

DESCRIPTION OF CLINICAL AND LABORATORY CHARACTERISTES
OF SCRUB TYPHUS IN CHILDREN

Pham Thi Ngoc Tuyet, Nguyen Do Nguyen, Tran Thi Thanh Tam, Nguyen Minh Ngoc, Vu Quang Vinh,

Vo Thi Van, Nguyen Thuc Boi Ngoc, Nguyen Dieu Vinh, Nguyen Thi Thu Thuy

Objective: To determine epidemiological and clinical characteristics of acute diarrhea among children admitted in 2005.

Method: Descriptive cross-sectional study. Setting HCMC Children’s Hospital number 2.

Subjects: Study sample includes 632 patient times of acute diarrhea and/or infectious diarrhea, aged 1 month and above, systematically random selected among registered records in the year 2005.

Results: Acute diarrhea was more prevalent among male, and children aged less than 4 years old. Epidemic year coincides with festivity period from November of the previous year to January of the next one. The most date of admission was before day 4. Diagnosis of infectious diarrhea (10.8%) based on clinical manifestations was compatible with identification of leukocytes on stool exam. Treatment was highly effective with less complications and particularly no death, however, antibiotics prescription was still common without evidence. Mean admission time was 4.9 ± 3 days, and there was a statistical relationship between longer admission time with antibiotics use, IV fluid administration, associated pneumo-bronchitis, dehydration, and decreased blood potassium.

Conclusion: Epidemiological characteristics of child acute diarrhea are consistent compared to the previous years. At health services lacking of a microbiology laboratory, diagnosis of infectious diarrhea could be made based on the identification of leukocytes on stool exam. Antibiotics should be prescribed carefully with evidence.

 

(*)  : Bệnh viện Nhi Đồng 2

(**) : Bộ môn Dịch tễ, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Đăng bởi: BS Phạm Thị Ngọc Tuyết

[Trở về]

Các tin khác